Ô tô đi Hải Phòng - Hà Nội chỉ tốn 1 lít nước
Khát khao tạo “siêu nhiên liệu”
Hydro là thành phần chính trong nước và việc khai thác nguồn hydro để tạo ra năng lượng như điện là điều khao khát của các nhà khoa học vì nguồn nước khá dồi dào, rẻ và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tất cả có vẻ chỉ mới dừng lại ở dạng mô hình và vẫn xa vời thực tế.
Vì việc chiết xuất hydro từ nước để tạo thành các nguồn năng lượng như điện vẫn còn rất khó khăn và tốn kém. Một trong những hướng phát triển mạnh của lĩnh vực này là dùng nhiệt phân hoặc điện phân để phân hủy nước thành hydro và oxy.
Một hướng khác cũng rất được quan tâm là sử dụng chất khử, thường là hợp chất chứa hydro, để phản ứng với nước tạo hydro, nhưng thường tốn kém và hiệu xuất không cao.
Tuy nhiên, mới đây Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Phó Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và triển khai, khu công nghệ cao TPHCM đã công bố phát minh biến nước thành điện của ông.
Theo Tiến sĩ Khê, chất “xúc tác” bí mật này được ông và các cộng sự nghiên cứu tạo ra và rất rẻ. Nếu đây là sự thực thì không chỉ tạo một tiếng vang lớn trong cộng đồng khoa học tại Việt Nam mà cả giới khoa học trên thế giới- những người đã bỏ cả đời để nghiên cứu ra việc tạo điện từ phương pháp này mà chưa tìm ra liệu pháp giá rẻ nào hợp lý.
Khác với Tiến sĩ Khê, kỹ sư Vũ Hồng Khánh ở Hải Phòng cũng rất tâm huyết với “siêu nhiên liệu” -hydro này vì nó mở ra một triển vọng và tương lai lâu dài cho việc tạo ra nguồn năng lượng lớn, sạch và rẻ từ Hydro. Hơn nữa, chưa nhiên liệu nào đốt lại cho nhiệt độ cao như hydro, lên đến 3.000 độ C, trong khi nhiệt độ cao nhất từ than cũng chỉ lên tới 1.700 độ C.
Chính vì niềm đam mê đó ông đã tìm ra cách tạo ra Hydro bằng phương pháp điện phân nước. Ông Khánh cho biết, mô hình của ông rất đơn giản chỉ cần đổ nước vào và cắm điện là cho ra hydro để đốt, đây là dạng khí đốt dùng để thay thế cho xăng có thể hoạt động trên ô tô chạy thay xăng, hoặc có thể thay than để nung xứ,…Hydro được tạo ra như một nhiên liệu đốt.
Theo ông Khánh, nguyên liệu chính để tách Hydro từ nước được ông sử dụng là điện. Theo tính toán của ông, nếu để đáp ứng cho một xe ôtô chạy từ Hải Phòng lên Hà Nội thì cần 1 lít nước và 20KW điện, tương đương 30.000 đồng (nếu tính điện giá cao 1500/1KW).
Như vậy giá thành sẽ rất rẻ và lại không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hydro được ông chiết suất từ nước là ở dạng khí nên không thể đóng bình được vì rất dễ cháy nổ, nên sản sinh đến đâu dùng ngay đến đó.
Vẫn chỉ là mô hình
Trên thực tế nếu tạo ra Hydro, nghĩa là có nhiên liệu thì việc làm phát sinh ra dòng điện là chuyện xưa như trái đất. Vì phát điện bằng cách đốt cháy Hydro cũng hệt như cách đốt cháy các nhiên liệu khác như xăng, dầu, than, củi,... hoặc cho Hydro chạy qua thanh nhiên liệu để tạo ra dòng điện. Tất cả chỉ còn là vấn đề của kỹ thuật không có gì khó khăn trong thời đại ngày nay.
Kỹ sư Vũ Hồng Khánh bên chiếc máy sản xuất khí Hydro từ nước. |
Hiện trên thế giới đã áp dụng phương pháp của ông Khê nhưng giá thành quá cao và không kinh tế. Phương pháp điện phân là rẻ nhất để tách hydro từ nước.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đánh giá rằng, nếu dùng phương pháp điện phân hay nhiệt phân để phân tích nước thành Hydro sẽ tiêu tốn một năng lượng bằng năng lượng phát ra khi xử lý H2 để sinh ra điện.
Trên thực tế năng lượng thu được khi xử lý H2 luôn luôn nhỏ hơn năng lượng tiêu tốn để sản sinh ra H2 từ nước vì sự hao hụt. Do vậy, việc sản xuất điện năng từ nhiên liệu H2 sinh ra từ điện phân hay nhiệt phân nước là phi kinh tế, nên từ xưa đến nay không ai làm, trừ phi làm để thí nghiệm hoặc chỉ để biểu diễn cho vui.
Hiện ông mới chỉ tạo ra bộ phận trợ lý lắp thêm vào ôtô có kích cỡ băng cập lồng cơm sử dụng điện thừa từ ác qui, bộ phận điện của xe để tách hydro tạo ra nhiên liệu đốt trong, giúp tiết kiệm 30% lượng xăng, dầu cho xe chạy.
Ông cũng cho biết, để tạo ra một chiếc ôtô chạy bằng …nước lã, thì còn cần thêm nhiều nhà khoa học nữa nghiên cứu ra loại ôt ô chạy bằng hydro giống như ô tô chạy bằng xăng, bằng dầu.
Nhìn chung, hiện các phương pháp này vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng trên giấy tờ hoặc là dạng mô hình mà chưa thể thương mại hóa.
Tuệ Minh/ VnMedia
End of content
Không có tin nào tiếp theo