Pháp luật

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan tư pháp yêu cầu chuyển tiền

Theo Công an TP Hồ Chí Minh, vừa qua ngành công an và các đơn vị đã phát hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân bằng hình thức giả danh cơ quan tư pháp và gây ra hậu quả lớn cho người dân.

Hậu Giang: Bắt chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng / Hậu Giang: Lãnh án 20 năm tù vì sát hại vợ do ghen tuông

Thủ đoạn lừa đảo bằng cách giả danh cơ quan tư pháp yêu cầu chuyển tiền

Thủ đoạn lừa đảo bằng cách giả danh cơ quan tư pháp yêu cầu chuyển tiền

Theo Công an TP Hồ Chí Minh, đầu tiên các đối tượng sẽ gọi điện thoại cho bị hại tự xưng là nhân viên bưu điện và thông báo bị hại nợ tiền cước điện thoại hoặc nợ tiền điện hoặc có thư mời/triệu tập của công an, tòa án… Quá trình trao đổi, đối tượng sẽ dò hỏi thông tin cá nhân của bị hại như họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ cư trú… Khi bị hại thắc mắc hoặc nghi ngờ thì đối tượng nói sẽ kết nối máy với "cơ quan công an". Tiếp theo, bị hại sẽ được nói chuyện với đối tượng khác tự xưng là cán bộ công an (thường đối tượng sẽ gọi bằng Zalo có hình ảnh để cho bị hại thấy đang nói chuyện với người mặc quân phục cảnh sát – đây là hình ảnh được lấy trên mạng, gán ghép vào để bị hại tin là đang làm việc với công an thật).

Thủ đoạn thứ hai là các đối tượng lừa đảo bằng việc thông báo cho bị hại đang liên quan trong đường dây rửa tiền, buôn bán ma túy xuyên quốc gia; hiện bị hại đang có lệnh bắt tạm giam và gửi hình ảnh lệnh bắt tạm giam giả mạo cho bị hại. Khi bị hại có vẻ lo sợ, đối tượng yêu cầu hợp tác điều tra sẽ không bị bắt tạm giam, trong quá trình làm việc tuyệt đối không được tiết lộ thông tin cho bất kỳ ai, kể cả người thân.

Thủ đoạn thứ ba là cácđối tượng yêu cầu bị hại rút tiền trong tài khoản hoặc vay, mượn để chuyển đến số tài khoản do đối tượng chỉ định để phục vụ việc kiểm tra và cam kết sẽ hoàn trả lại sau khi kiểm tra xong. Khi bị hại chuyển tiền, đối tượng chiếm đoạt và cắt liên lạc. Hoặc các đối tượng yêu cầu bị hại đứng tên mở tài khoản ngân hàng nhưng đăng ký sử dụng Internet Banking với số điện thoại là do đối tượng cung cấp. Qua đó, các đối tượng hướng dẫn bị hại chuyển tiền vào tài khoản này. Do thấy chuyển tiền vào tài khoản của chính mình nên bị hại tin tưởng và thực hiện việc chuyển tiền. Khi bị hại chuyển tiền, đối tượng lập tức chuyển tiền vào tài khoản khác và chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ tư là yêu cầu bị hại đứng tên mở tài khoản ngân hàng và đăng ký sử dụng Internet Banking với số điện thoại của bị hại. Sau đó, đối tượng yêu cầu bị hại truy cập vào đường link, tải ứng dụng có logo “Bộ Công an” và đăng nhập thông tin tài khoản mới mở vào. Sau khi bị hại truy cập theo hướng dẫn thì tất cả thông tin tài khoản của bị hại sẽ bị đánh cắp. Sau đó, đối tượng hướng dẫn bị hại chuyển tiền vào tài khoản này để giám sát. Khi bị hại chuyển tiền, đối tượng lập tức chuyển tiền vào tài khoản khác và chiếm đoạt. Quá trình bị hại đến ngân hàng để nộp tiền thì đối tượng luôn yêu cầu giữ kết nối để giám sát và hướng dẫn trả lời những câu hỏi của nhân viên ngân hàng liên quan đến việc rút, chuyển tiền.

Mới đây, tại cuộc họp báo thông tinvề tình hình kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minhcho biết, hiện nay các hình thức lừa đảo giả danh cơ quan tư pháp yêu cầu chuyển tiền để chứng minh trong sạch rồi chiếm đoạt hoặc lừa đảo trên mạng bằng việc dụ dỗ đầu tư vào tiền ảo... có những thủ đoạn che giấu kỹ hơn, kịch bản dễ làm người dân tin hơn.Để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quan trọng nhất là người dân phải nêu cao tinh thần cảnh giác. Khi người dânphát hiện có dấu hiệu lừa đảo hoặc bị đe dọa cầnbáo ngay cho cơ quan công an gần nhất để xử lý. Đối với cáccơ quan quản lý, cần cung cấpcác số điện thoại, đường dây nóng để người dân cần khi liên hệ giúp đỡ...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm