Góc nhìn

Điện Biên: Cơ quan Thi hành án làm việc kiểu "lãi mẹ đẻ lãi con", đóng cửa với người muốn hoàn lương (?)

DNVN - Trở về nhà sau 15 năm thụ án tù, một cặp vợ chồng ở TP.Điện Biên Phủ bỗng nhận được thông báo phải đóng gần 250 triệu đồng tiền lãi suất phát sinh do chậm nộp tiền phạt trong bản án hình sự.

Cặp đôi trốn thi hành án, “ngã giá” 2 tỷ đồng khi bị truy bắt / Thi hành án tử hình kẻ giết người vì nghi bị nhìn đểu

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ những người sau khi ra tù có cơ hội có việc làm, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng không phải ai ra tù cũng có may mắn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nơi họ trở về để làm lại cuộc đời. Một cặp vợ chồng ở TP. Điện Biên Phủ sắp có nguy cơ bị cưỡng chế thu hồi mảnh đất duy nhất của gia đình vì họ không xoay xở nổi tiền để trả cho Cục Thi hành án dân sự khoản lãi chậm thi hành án.
15 năm trong tù, "lãi mẹ đẻ lãi con" lên tới gần 250 triệu đồng
Diễn biến vụ việc như sau, ngày 30/4/2000, hai vợ chồng Nguyễn Trung Biên và Trần Thị Hà (hộ khẩu phường Thanh Bình, TP Điện Biên Phủ) bị Công an Hưng Yên bắt tạm giam trong vụ án mua bán và vận chuyển trái phép chất ma túy (có 13 bị can trong vụ án).
Ngày 16/8/2002, TAND tỉnh Hưng Yên ra bản án số 56/HSST, tuyên phạt: Nguyễn Trung Biên tù chung thân, phạt tiền 50 triệu đồng. Trần Thị Hà tù chung thân, phạt tiền 100 triệu đồng.
Ngày 21/11/2002 TAND tối cao Hà Nội ra bản án 1706 tuyên y án sơ thẩm đối với hai người. Sau đó 2 vợ chồng cùng thụ án ở trại giam Xuân Nguyên, Hải Phòng cho đến khi được tha tù vào cuối năm 2015. Trong suốt hơn 15 năm thụ án tù, cả hai vợ chồng đều mong mỏi ngày được trở về nhà, nên họ đã bảo nhau cùng cải tạo tốt để có ngày được trở về làm lại cuộc đời.
15 năm kể từ ngày bị bắt giam, đến ngày 31/8/2015, Trần Thị Hà được đặc xá theo Giấy chứng nhận số 618/GCNĐX của Trại giam Xuân Nguyên, Tổng cục 8, Bộ Công an. Trước khi được đặc xá gia đình Hà đã hoàn thành khoản nộp khoản tiền phạt theo Bản án 1076 là 100 triệu đồng. Trong giấy Chứng nhận đặc xá ghi rõ “Hình phạt bổ sung tiếp tục phải chấp hành: Không”.
Ngày 9/10/2015, Nguyễn Trung Biên được ra tù sau khi chấp hành xong bản án phạt tù (đã được 6 lần giảm án). Trước khi ra tù, sau khi được Tòa án xem xét miễn giảm một phần tiền phạt, cộng với số tiền gia đình Biên đã nộp là 17,666 triệu đồng. Trong quyết định tha tù của Biên ghi rõ: “Còn phải chấp hành tiếp 32,334 triệu đồng”. Sau khi về địa phương, Biên đã đi làm thuê, tích cóp để nộp dần khoản tiền còn phải thi hành án và đã hoàn thành nộp khoản tiền phát như bản án đã tuyên.
Cuộc sống sau khi ra tù của hai vợ chồng Biên, Hà vô cùng khó khăn, việc làm không ổn định, phải sống nhờ nhà người thân. Tài sản duy nhất của vợ chồng Biên Hà là mảnh đất 170m2 và căn nhà cấp 4 thì đã bị UBND tỉnh Điện Biên thu hồi làm dự án từ năm 2005 (trong lúc Biên, Hà còn đang thụ án tù). Ra tù trở về tay trắng, căn nhà thu hồi vẫn chưa được nhà nước cấp đất tái định cư.
Đến tháng 8/2016, vợ chồng Biên, Hà đã làm đơn xin UBND TP Điện Biên Phủ giao đất tái định cư cho mảnh đất đã bị thu hồi 11 năm trước. Hàng chục lần gửi đơn đi và chờ đợi, ngày 7/8/2017, UBND TP Điện Biên phủ đã ra quyết định giao đất làm nhà ở cho vợ chồng Biên Hà ở khu tái định cư Noong Bua, diện tích 100,9m. Khi nhận đất Biên, Hà đã phải vay mượn để thực hiện nộp hơn 190 triệu đồng tiền thuế sử dụng đất.
Niềm vui khi có được mảnh đất tái định cư chưa được bao lâu thì mảnh đất này đã bị phong tỏa vì khoản nợ nhà nước tới gần 250 triệu đồng. Đây là khoản lãi phạt chậm thi hành án cho khoản tiền phạt 150 triệu đồng mà hai vợ chồng chậm nộp trong suốt thời gian 15 năm trong tù. Tiền phạt hai vợ chồng đã nộp đủ, nhưng lãi suất chậm thi hành án thì vẫn còn đeo đẳng mãi.
Cụ thể, vào giữa tháng 11/2018, hai vợ chồng Hà Biên bất ngờ nhận được thông báo của Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Điện Biên về việc mảnh đất tái định cư vừa được cấp đã bị cơ quan này ra quyết định phong tỏa do hai vợ chồng còn nợ tiền lãi suất chậm thi hành án.
Quá sửng sốt vì bỗng dưng mang nợ, hai vợ chồng Hà Biên đã tức tốc lên làm việc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên thì nhận được hai bảng lãi suất chậm thi hành án. Theo bản thông báo được lập vào ngày 29/9/2017, Hà phải trả 159 triệu đồng tiền lãi suất thi hành án trả chậm, tính từ 2002 đến giữa năm 2016 (trong đó có 10 tháng sau khi Hà đã ra tù và đã nộp hết tiền thi hành án, vẫn bị tính lãi suất). Còn theo bảng thông báo lập ngày 10/7/2018, Biên phải trả 88,5 triệu tiền lãi trả chậm từ 2002 cho đến hết tháng 9/2018.
Tổng hai vợ chồng Biên Hà phải trả khoản lãi suất chậm thi hành án là 247,5 triệu đồng, khoản lãi này được tính theo lãi suất cơ bản, cộng với lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cơ bảm. Lãi được tính trong suốt thời gian anh chị đi tù nhưng chưa nộp số tiền phạt 150 triệu đồng mà bản án sơ thẩm đã tuyên.
Cùng với thông báo về việc phải trả tiền lãi suất chậm thi hành án là quyết định phong tỏa mảnh đất tái định cư mới được cấp do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên ký ngày 20/6/2018.
Số tiền lãi chậm thi hành án của Trần Thị Hà mà Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên tính toán ngày 29/9/2017.

Số tiền lãi chậm thi hành án của Trần Thị Hà mà Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên tính toán ngày 29/9/2017.

Số tiền lãi chậm thi hành án của Trần Thị Hà mà Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên tính toán ngày 29/9/2017.

Số tiền lãi chậm thi hành án của Trần Thị Hà mà Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên tính toán ngày 29/9/2017.

Bản án đã trả xong, khoản lãi chậm thi hành án vẫn đeo đẳng mãi
Hơn 15 năm trong tù, trở lại cuộc sống đời thường, hai vợ chồng Biên Hà tiếp tục rơi vào tình cảnh nợ nần chồng chất. Tiền nộp thi hành án lúc ra tù phải nhờ gia đình đi vay hộ còn chưa trả hết, khi được cấp đất tái định cư hai vợ chồng lại vay mượn thêm 190 triệu đồng để nộp thuế. Nay bỗng thêm khoản lãi suất trả chậm gần 250 triệu đồng, khiến hai vợ chồng nợ chồng thêm nợ.
“Hai vợ chồng tôi mất ăn, mất ngủ, bạc hết cả tóc về khoản nợ lãi thi hành án này. Chúng tôi làm thuê, phải tằn tiện lắm mới đủ sinh hoạt, nên không biết lấy đâu ra để trả lãi cho nhà nước”, chị Hà nói trong nước mắt.
Sau khi nhận được thông báo về khoản lãi suất nợ Cục Thi hành án tỉnh Điện Biên, từ cuối năm 2018, vợ chồng Biên Hà đã làm đơn cứu xét gửi tới nhiều cơ quan, trong đó có UBND tỉnh Điện Biên và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên đề nghị xem xét tính lại khoản lãi suất nợ quá hạn, xin được miễn giảm một phần khoản lãi, cũng như được trả dần khoản nợ lãi này.
Sau đó UBND tỉnh Điện Biên đã có công văn yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên xem xét giải quyết đơn thư. Từ đó đến nay, vợ chồng Biên Hà đã nhiều lần được đại diện Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên gọi lên làm việc, vận động anh chị có phương án trả nợ.
Đáng chú ý nhất là khoản lãi suất nợ quá hạn 150% đã được giảm đi sau khi hai vợ chồng Biên Hà có đơn xin được tính lại cho chính xác. Cụ thể, ngày 20/12/2018, Ngân hàng Agribank chi nhánh TP. Điện Biên Phủ đã có văn bản trả lời chính thức Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên về việc tính lãi suất tiền thi hành án chậm trả của anh Biên, chị Hà.
Theo bảng tính của Agribank thì số tiền lãi anh Biên phải trả là 61,9 triệu đồng, chị Hà là 111,9 triệu đồng. Số tiền lãi này chỉ được tính theo lãi suất cơ bản (không tính khoản lãi suất quá hạn 150% như trước đó Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên đã ra thông báo). Tổng số tiền lãi mà hai vợ chồng Biên Hà phải nộp là 173,8 triệu đồng. Như vậy sau khi khiếu nại việc tính lãi suất, hai vợ chồng anh chị đã được giảm tới 73,7 triệu đồng so với bản thông báo ban đầu của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên.
Lãi suất do Ngân hàng Agribank tính lại vào ngày 20/12/2018 giảm được 73,7 triệu đồng so với thông báo của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên.

Lãi suất do Ngân hàng Agribank tính lại vào ngày 20/12/2018 giảm được 73,7 triệu đồng so với thông báo của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên.

Lo sợ sẽ bị thu hồi mảnh đất là tài sản duy nhất của hai vợ chồng, anh Biên đã vay mượn khắp người quen và nộp cho Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên 25 triệu đồng, số tiền anh vẫn còn nợ là 36,9 triệu đồng.
Trong lần làm việc gần đây nhất vào ngày 26/4/2019, chị Hà đã xin Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên thực hiện giảm cho chị nghĩa vụ thi hành án (căn cứ theo Quyết định của Tòa án tỉnh Điện Biên vào ngày 25/10/2017) là 31,8 triệu đồng, sau khi chị Hà đề nghị Cục Thi hành án tỉnh Điện Biên đã chấp thuận và chốt lại khoản nợ lãi chị còn phải trả là 80 triệu đồng.
Theo nội dung biên bản làm việc do Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên lập ngày 26/4/2019, vợ chồng chị vẫn còn phải trả 117 triệu đồng nữa. Cục Thi hành án tỉnh Điện Biên yêu cầu hạn chót là ngày 30/8/2019, anh chị phải nộp đủ nếu không sẽ làm thủ tục kê biên, xử lý tài sản là mảnh đất tái định cư của hai vợ chồng mới được nhà nước cấp sau khi ra tù.
Trao đổi với DNVN, chị Hà cho biết, bố mẹ hai bên đều trên 80 tuổi, già yếu, bệnh tật, vợ chồng chị chỉ đi làm thuê, làm mướn, thu nhập mỗi tháng được vài triệu đồng, chỉ đủ sống qua ngày. Cách đây vài ngày, nhân viên của Cục vừa gọi điện nhắc nhở nếu đến ngày 30/8/2019 vợ chồng tôi không nộp đủ tiền thì Cục sẽ làm thủ tục cưỡng chế thu hồi mảnh đất.
Chỉ còn 2 tuần nữa, vợ chồng anh chị chỉ biết nhìn nhau khóc, vì chưa biết xoay xở ở đâu cho đủ số tiền 117 triệu đồng để nộp vào ngày 30/8/2019, như thời hạn mà Cục Thi hành án dân sự tỉnh Điện Biên yêu cầu.
Mảnh đất tái định cư được cấp năm 2017 - hơn 2 năm sau khi ra tù đang có nguy cơ bị cưỡng chế thu hồi để trả tiền lãi suất chậm thi hành án của vợ chồng Biên, Hà.

Mảnh đất tái định cư được cấp năm 2017 - hơn 2 năm sau khi ra tù đang có nguy cơ bị cưỡng chế thu hồi để trả tiền lãi suất chậm thi hành án của vợ chồng Biên, Hà.

Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm