Pháp luật

Hoãn phiên tòa xét xử cựu Giám đốc Vietcombank Tây Đô vì một bị cáo nhập viện

DNVN - Sáng 20/5, Tòa sơ thẩm TAND TP Cần Thơ đã đưa ra xét xử sơ thẩm (lần 2) vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Tây Đô ( VCB Tây Đô), gây thiệt hại cho VCB Tây Đô hơn 278 tỷ đồng. Tuy nhiên do một bị cáo trong vụ án phải nhập viện nên phiên tòa được tạm hoãn.

Xét xử vụ thuốc giả ở VN Pharma: Đề nghị triệu tập cựu Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang / Khởi tố tài xế taxi lấy điện thoại của 2 nữ du khách Nga tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản

Các bị cáo bị truy tố gồm : Nguyễn Minh Chuyển (57 tuổi), cựu Giám đốc VCB Tây Đô, Trần Anh Huy, nguyên Trưởng phòng khách hàng, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phạm Văn Trí, Đỗ Bảo Phương Quế, nguyên cán bộ VCB Tây Đô.

Các bị cáo liên quan đến vụ án thuộc nhóm khách hàng doanh nghiệp gồm: Nguyễn Hùng Cường, Lê Tùng Huy, Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Trịnh Minh Tú, Nguyễn Công Trừng, Võ Vũ Bình, Cao Hoàng Thám, Nguyễn Thanh Hùng, Trang Hồng Sơn, Võ Hoàng Thám.

Tất cả các bị cáo cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" .

Bị cáo Chuyển và Hu tại phiên tòa sáng 20/5

Bị cáo Chuyển và Huy tại phiên tòa sáng 20/5.

Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, từ năm 2011 đến tháng 12/2014, 6 nhóm doanh nghiệp khách hàng do Huy, Cường, Hùng, Tú, Tuấn, Bình, làm chủ, kinh doanh thua lỗ, không có tiền trả gốc và lãi đến hạn đối với VCB Tây Đô, nên đề nghị bị cáo Nguyễn Minh Chuyển cho khoanh nợ, giãn nợ, bán tài sản để trả nợ.

Do sợ phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến việc xếp hạng tín dụng của VCB Tây Đô và ảnh hưởng đến uy tín cá nhân, cũng như biết việc “đảo nợ” chưa có quy định hình thức xử lý cụ thể nên Chuyển đề nghị Nguyễn Hùng Cường (em ruột của Chuyển), chủ nhóm khách hàng Nam Sông Hậu đồng ý, tiếp nhận công ty Vĩnh Nguyên, cũng như gánh khoản nợ hơn 146 tỷ đồng. Đồng thời, hỗ trợ đầu tư hơn 43 tỷ đồng vào công ty Trường Nguyên do Lê Tùng Huy làm chủ.

Ngoài ra, bị cáo Chuyển còn đề nghị các bị cáo khác lập mới các công ty hoặc sử dụng pháp nhân chưa có quan hệ tín dụng tại VCB Tây Đô để cho vay tiền nhằm sử dụng vào việc trả nợ cho các hợp đồng cũ (thực sự là đảo nợ) và một phần cho doanh nghiệp sử dụng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bị cáo Chuyển còn yêu cầu các doanh nghiệp phải mở tài khoản tại VCB Tây Đô và chỉ đạo thuộc cấp phải kiểm tra dòng tiền và yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng số tiền giải ngân để thanh toán nợ gốc và lãi đến hạn ngay trong ngày.

 

Ngoài ra bị cáo Chuyển đã chỉ đạo các thành viên hội đồng tín dụng cơ sở và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ “hỗ trợ” các nhóm khách hàng doanh nghiệp nói trên được vay vốn tại VCB Tây Đô, không tuân theo các thủ tục quy định về việc cho vay của Ngân hàng Nhà nước, nhằm mục đích đảo nợ xấu.

Tính đến thời điểm khởi tố vụ án (ngày 1/6/2015), 6 nhóm khách hàng còn dư nợ gốc và lãi quá hạn với số tiền hơn 2.600 tỷ đồng. Trong đó, VCB Tây Đô và các nhóm khách hàng đã sử dụng hơn 2.418 tỷ đồng để trả cho các khoản vay cũ và cho khách hàng rút ra hơn 278 tỷ đồng phục vụ sản xuất, đến nay không thu hồi được.

Cáo trạng của Viện KSND Tối cao nêu rõ “ Mặc dù các doanh nghiệp đều trong tình trạng kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ. Để tạo điều kiện cho các nhóm doanh nghiệp vay vốn, bị cáo Chuyển đã chỉ đạo Trần Anh Huy và các bị cáo khác liên quan đến vụ án làm trái quy định cho vay, tạo điều kiện cho 33 công ty của 6 nhóm doanh nghiệp vay vốn, gây thiệt hại VCB Tây Đô hơn 278 tỷ đồng”, cáo trạng cáo buộc.

Cáo trạng còn cáo buộc, trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Minh Chuyển là người chủ mưu, cầm đầu, với cương vị là giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng cơ sở VCB Tây Đô, để che giấu nợ xấu của 6 nhóm doanh nghiệp, bí cáo Chuyển đã thỏa thuận trái pháp luật với các nhóm chủ doanh nghiệp, cho vay để đảo nợ, một phần sử dụng để sản xuất kinh doanh gây thiệt hại VCB Tây Đô hơn 278 tỷ đồng đến nay chưa thu hồi được…


.

 


Mai Trâm
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm