Kiên quyết xử lý nghiêm vụ phá rừng phòng hộ Đắk Đoa, Gia Lai
Trường Việt Úc quyết định miễn, giảm học phí sau phản ứng dữ dội từ phụ huynh / Việt Nam bước đầu thành công trong nghiên cứu dự tuyển vaccine phòng Covid-19
Từ xã Hà Đông, phải mất trên 30 phút di chuyển bằng xe máy trên cung đường độc đạo chênh vênh bên sườn núi, nhóm phóng viên mới tiếp cận được tiểu khu 406 và 408, lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa. Tiếp tục đi sâu vào những cánh rừng, cây gỗ bị đốn hạ xuất hiện la liệt. Cây sau khi bị đốn hạ, gỗ đã được đem ra khỏi hiện trường. Qua kiểm đếm ban đầu, trên 40 cây gỗ có đường kính từ 45cm đến gần 1m bị đốn hạ.
Ông Nguyễn Hồng Quân - Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa, Gia Lai - cho biết: "Vừa qua, một số người dân dân tộc thiểu số tại địa phương lợi dụng địa hình khó khăn, lực lượng mỏng đã cắt trộm. Hiện tại, phần lớn số gỗ bị cắt hạ trái phép vẫn còn ở hiện trường và thời điểm cắt cũng đã lâu rồi. Trong thời gian qua, anh em trong ban thường xuyên tuần tra nhưng cũng có sơ sót nên đã xảy ra vụ việc vừa rồi".
Trong tổng số hơn 40 cây bị đốn hạ được phát hiện có đến 37 cây thông 5 lá mọc tự nhiên. Loài thông 5 lá này có hình thái tương tự với loài thông 5 lá Đà Lạt đã được các nhà nghiên cứu phát hiện trước đó là loài cây đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam được xếp vào nhóm 2A, cần phải bảo tồn. Vụ việc xảy ra trong thời gian dài, trong khi địa bàn xã Hà Đông được xem là ốc đảo, chỉ duy nhất có một con đường ra vào và tại đây luôn có chốt chặn, vậy gỗ lậu sau khai thác sẽ đi về đâu?
Liên tục trong thời gian qua trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên liên tục xảy ra tình trạng mất rừng, nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng khi để mất rừng với số lượng lớn. Tuy vậy, việc ít tìm ta thủ phạm phá rừng cùng với việc kiểm điểm trách nhiệm của chủ rừng chưa thật sự nghiêm đã dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo