Pháp luật

Phát hiện hơn 51.000 vụ vi phạm công trình thủy lợi

DNVN - Theo Bộ NNPTNT, qua báo cáo của 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình vi phạm, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi năm 2021, tổng số các vụ vi phạm đã được phát hiện là 51.827 vụ, chủ yếu liên quan đến xây dựng công trình, tập kết vật liệu, đào, xả thải.

Hà Tĩnh: Ngang nhiên đổ cả nghìn khối đất đá xuống lòng hồ thủy lợi / Hải Phòng: Thuyền đánh cá bị cuốn vào cống thủy lợi, 2 bà cháu tử vong

Ngày 4/5, Bộ NNPTNT đã có công văn số 2734 gửi UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về việc xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Theo Bộ NNPTNT, qua báo cáo của 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình vi phạm, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi năm 2021 thì tính đến 31/12/2021, tổng số các vụ vi phạm đã được phát hiện là 51.827 vụ, chủ yếu liên quan đến xây dựng công trình, lập bến bãi tập kết vật liệu, đào, lấp, xả rác thải, nước thải vào công trình thủy lợi.

Tình hình vi phạm công trình thủy lợi còn diễn biến phức tạp, một số địa phương có số vụ vi phạm lớn (trên 1.000 vụ), tỉ lệ các vụ vi phạm đã được xử lý chưa cao (34.395/51.828 vụ vi phạm, chiếm trên 66%).

Xử lý vi phạm công trình thủy lợi mới chủ yếu mới chỉ về bãi tập kết vật liệu và xả thải.

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong quản lý, xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bảo đảm chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt trong mùa mưa lũ 2022, Bộ NNPTNT đề nghị:

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp và các đơn vị khai thác công trình thủy lợi chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện và công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá và xử lý các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc địa bàn được giao phụ trách.

Kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định của pháp luật các vụ việc tồn đọng, đặc biệt các vụ việc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn công trình thủy lợi, gây bức xúc trong dư luận.

Giao Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện và các công ty khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình vi phạm công trình thủy lợi về hình thức, số lượng và mức độ ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Tăng cường phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường thuộc công an các tỉnh, thành phố trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý vi phạm công trình thủy lợi theo quy chế Phối hợp số 06/QC-BCA-BNN&PTNT ngày 30/12/2020 giữa Bộ Công an và Bộ NNPTNT về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực NNPTNT, Kế hoạch phối hợp số 1052/KHPH-TL-CSMTr ngày 12/6/2020 giữa Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường và Tổng cục Thủy lợi.

Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi...

Hà Anh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm