Di chúc không công chứng có được coi là hợp pháp theo Bộ Luật Dân sự 2015 không?
DNVN - Việc công chứng di chúc được quy định tại Điều 56 Luật công chứng 2014. Đối với những tài sản khác nhau, pháp luật quy định riêng tại các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013 hay Bộ luật dân sự 2015.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có bắt buộc phải soạn bằng tiếng Việt? / Thời hạn của giấy phép lao động
Di chúc không công chứng có được coi là hợp pháp không?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật và người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Bên cạnh đó, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Điều 628 Bộ luật Dân sự quy định, các văn bản di chúc hợp pháp đó là: Văn bản di chúc không có người làm chứng; Văn bản di chúc có người làm chứng; Văn bản di chúc có công chứng; Văn bản di chúc không công chứng.
Người lập di chúc có thể lựa chọn 1 trong các hình thức trên để viết di chúc và bản di chúc không công chứng vẫn hoàn toàn hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên để bản di chúc hợp pháp theo quy định, người soạn di chúc cũng cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện trên.
Những quy định về công chứng di chúc
Việc công chứng di chúc được quy định tại Điều 56 Luật công chứng 2014. Đối với những tài sản khác nhau, pháp luật quy định riêng tại các văn bản pháp luật khác có liên quan như Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013 hay Bộ luật dân sự 2015. Dưới đây là một số nội dung chung quy định về công chứng di chúc tại Luật công chứng 2014.
Ai là người có quyền yêu cầu?
Người đi công chứng di chúc đồng thời là người lập di chúc, trường hợp này không thể để cho người ủy quyền thực hiện thay.
Trong một số trường hợp cụ thể sẽ có quy định như sau: Khi phát hiện các vấn đề của văn bản công chứng như người lập di chúc bị tâm thần hoặc bị cưỡng ép, đe dọa làm di chúc thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ theo quy định, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
Nếu tính mạng của người lập di chúc bị đe dọa hay gặp các vấn đề bất cập thì người yêu cầu công chứng không cần xuất trình đầy đủ giấy tờ hồ sơ yêu cầu công chứng. Tuy nhiên trường hợp này cần được ghi lại rõ trong văn bản công chứng.
Lê Vinh Hoa
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo