Phát hiện gien kình địch của HIV
Gien này vốn đóng vai trò thiết yếu trong sự sống còn của phôi thai, và có tên là Arih2. Nhóm nghiên cứu phát hiện Arih2 còn tồn tại trong những tế bào đuôi gai – một hệ thống cảnh báo sớm nếu phát hiện có “kẻ lạ” tấn công vào cơ thể.
Tiến sĩ Marc Pellegrini đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Arih2 chịu trách nhiệm về các quyết định căn bản và quan trọng nhất của hệ miễn dịch. Nó quyết định việc có nên kích hoạt và xúc tiến phản ứng miễn dịch hay ngừng hoạt động miễn dịch nhằm tránh sự phát triển của chứng viêm sưng mãn tính hoặc các bệnh tự miễn. Nếu quyết định đưa ra quyết định sai, cơ thể sẽ phải chống chọi với nhiễm trùng, hoặc với bệnh tự miễn”.
“Mặc dù hệ miễn dịch của chúng ta có khả năng chống lại nhiều nhiễm trùng nhưng một số sinh vật đã phát triển các cơ chế lẩn tránh hoặc đối phó với hệ miễn dịch, cho phép chúng tồn tại dai dẳng trong cơ thể. Chẳng hạn như trong trường hợp bệnh HIV, viêm gan B và lao phổi, các virus và vi khuẩn gây bệnh. Chúng chống lại phản ứng miễn dịch, làm suy yếu tế bào T bằng cách khiến những “chiến binh miễn dịch” này phải gồng mình đối phó với nhiễm trùng liên tục, nhiều đến mức trở nên cạn kiệt sinh lực hoặc bị tê liệt.” Tiến sĩ Pellegrini nói thêm.
Nhóm nghiên cứu khẳng định khám phá của họ có thể được sử dụng để vô hiệu hóa những cơ chế gây hại trên của mầm bệnh, ng như tiếp thêm sinh lực cho hệ miễn dịch loại bỏ các nhiễm trùng.
Là một cấu trúc độc nhất vô nhị, Arih2 sẽ như là một loại thuốc điều trị trúng đích đầy hứa hẹn, có khả năng chữa trị các nhiễm trùng mãn tính và không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Mặc dù vậy, ông Pellegrini và các cộng sự đều thừa nhận phải mất nhiều năm mới có thể biến nó thành một loại thuốc hữu dụng cho con người.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu muốn tiếp tục tìm hiểu về ảnh hưởng của việc vô hiệu hóa tạm thời gen Arih2 trong thời gian ngắn.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi sự cộng tác của Viện Walter, Eliza Hall (Australia) và Đại học Toronto của Canada.
Hồng Lĩnh (Theo Người Lao Động)
End of content
Không có tin nào tiếp theo