Khám phá

Phát hiện nước trên một mặt trăng của Sao Thổ

Các nhà khoa học quốc tế vừa phát hiện một hồ nước lớn trong một mặt trăng của sao Thổ.

Theo báo Anh Guardian, tàu vũ trụ Cassini của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện các đo đạc và phát hiện đại dương sâu 10km phía dưới bề mặt băng giá lạnh lẽo ở cực nam của mặt trăng Enceladus.

Túi nước có độ sâu lên tới từ 8 km đến 10 km ở vĩ độ 50 và trải dài quanh cực Nam của Enceladus.
 
Cassini cho biết có một hồ nước lớn nằm ở độ sâu 40 km dưới bề mặt đóng băng của Enceladus có dung tích nước tương đương với hồ Superior ở Bắc Mỹ. Hồ Superior có dung tích khoảng 12.000 km cube (1 km cube = 1 tỉ mét khối).
 
Từ dữ liệu này, nhóm nghiên cứu của GS Luciano Iess và cộng sự tại ĐH Sapienza ở Rome (Ý) thông báo phát hiện túi nước có độ sâu lên tới từ 8 km đến 10 km ở vĩ độ 50 và trải dài quanh cực Nam của Enceladus.
 
Cassini cũng bay qua những tảng đá lớn, trong đó có vị mặn của muối và chất hữu cơ. Họ đang tiếp tục căn cứ vào hoạt động của Cassini và hành trình của Enceladus quanh sao Thổ để có thể lập bản đồ về sự phân bố vật chất ở nơi này.
 
GS Iess cho biết Enceladus có chiều rộng khoảng 500 km là một những nơi tốt nhất để giới khoa học tìm kiếm đời sống của vi khuẩn bên ngoài trái đất.
 
GS Andrew Coates thuộc ĐH London của Anh nhận định: “Tôi nghĩ Enceladus nên được xếp đầu bảng trong nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống. Có một số điều cần thiết cho sự sống như nhiệt độ ấm, có nước ở thể lỏng trong đại dương, chất hữu cơ. Vấn đề là có đủ thời gian để sự sống phát triển hay không?”
 
Trước đó, năm 2005,  Cassini phát hiện hơi nước bốc lên từ cực nam của Enceladus. Khi đó các nhà khoa học đã nghi ngờ một đại dương tồn tại ở đó. Các bằng chứng mới đây đã khẳng định khám phá này.
Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo