Tin tức - Sự kiện

Phát triển mô hình dịch vụ bán lẻ điện năng

Mô hình này có nhiều ưu thế để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ở khu vực nông thôn.
Đến nay, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) và các công ty điện lực đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương các cấp hoàn thành công tác  tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn của 866 xã với 17.000 km lưới điện hạ áp, xóa 19.182 công tơ tổng/cụm, bán điện trực tiếp cho trên 1 triệu hộ dân.
 
Tổng chi phí tiếp nhận lưới điện là 741 tỷ đồng, trong đó chi phí sửa chữa 180 tỷ đồng; chi phí gắn công tơ nhánh rẽ và khách hàng 561 tỷ đồng.
 
Ông Nguyễn Văn Hợp, Phó Tổng giám đốc EVSPC cho biết: “Ngay sau khi tiếp nhận, các công ty điện lực tiến hành sửa chữa hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn để đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, đồng thời từng bước tiến hành sửa chữa, cải tạo và đầu tư mới lưới điện với mục tiêu giảm bán kính cấp điện, nâng cao chất lượng điện áp và giảm tổn thất điện năng”.
 
Việc tiếp nhận lưới điện nông thôn, bán trực tiếp đến hộ dân đã làm tăng thêm công việc quản lý, để giải quyết áp lực gia tăng nhân sự, EVNSPC chủ động áp dụng nhiều giải pháp như yêu cầu các công ty điện lực sắp xếp lại tổ chức, áp dụng mô hình dịch vụ bán lẻ điện năng (DVBLĐN).
 
Ngoài ra, các công ty điện lực ưu tiên tuyển lại lao động của các tổ chức điện nông thôn đã tiếp nhận, người địa phương thông thạo địa bàn, sau đó bồi dưỡng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ ghi chỉ số công tơ, thu tiền và đảm nhiệm thêm các công tác khác.
 
Hiện nay, EVN SPC đã ký hợp đồng với gần 3.000 DVBLĐN, đảm nhận việc ghi chỉ số, thu tiền điện ở trên 2.000 xã, phường, thị trấn trên tổng số 2.515 xã, phường, thị trấn. Trong thời gian tới, EVNSPC sẽ tiếp tục củng cố, duy trì và phát triển mô hình DVBLĐN để thực hiện công tác thu tiền điện, nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
 
 
 
 
Gia Huy (Theo VGPNews)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo