Phát triển thành công công nghệ biến rác thải thành năng lượng xanh
Giám đốc Công ty HMC Nguyễn Gia Long - tác giả công nghệ MBT-GRE cho biết ngày 18/7/2008, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã cấp Giấy chứng nhận số 925 cho phép nhân rộng công nghệ xử lý chất thải rắn thành nhiên liệu (MBT-CD.08) do ông sáng chế. Sau đó đã được Chính phủ Đan Mạch thông qua hợp phần SDU-Bộ Xây dựng mua 1 dây chuyền MBT-CD.08 công suất 50 tấn/ngày để trình diễn tại Dự án Sông Công-Thái Nguyên.
Trong chuyến thị sát kiểm tra hiệu quả của công nghệ này tại Thái Nguyên ngày 4/6/2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo: “Các Bộ, ngành Trung ương đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ đưa công nghệ MBT-CD.08 vào danh mục Sản phẩm trọng điểm Quốc gia, để chuẩn hóa và nhân rộng Công nghệ Việt Nam ra toàn quốc”.
Tuy vậy, công nghệ MBT-CD.08 xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành nhiên liệu-gạch không nung và không chôn lấp khi đi vào ứng dụng cũng đã bộc lộ một số nhược điểm cần phải khắc phục.
Đó là tính hiệu quả về kinh tế về sản phẩm viên nhiên liệu (VNL) sau rác. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là phải có một công nghệ tích hợp-xử lý được tất cả các vật chất thải loại, trong đó tiêu chí chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng là hiệu quả hơn cả.
Bằng kinh nghiệm đúc rút trong quá trình nghiên cứu công nghệ nguồn MBT-CD.08, cộng với sự nỗ lực không biết mệt mỏi, Giám đốc Nguyễn Gia Long và các cộng sự đã phát triển các công nghệ để tích hợp với công nghệ nguồn MBT-CD.08.
Đó là công nghệ hầm biogas công nghiệp có tốc độ phân hủy nhanh hữu cơ mô mềm thành khí methane để phát điện; công nghệ tách hữu cơ mô mềm và nước từ rác tươi ướt và sản xuất ra VNL từ xơ bả khô trên cùng một dây truyền thiết bị; công nghệ khí hóa đa nhiên liệu-chuyển hóa VNL thành khí gas, dầu đốt công nghiệp và than carbon; công nghệ nhiệt phân-xử lý chất thải độc hại và y tế bằng năng lượng từ VNL; Công nghệ ứng dụng khí gas tổng hợp để phát điện.
Các công nghệ này liên kết, bổ trợ với nhau và định hướng cho sản phẩm cuối cùng là năng lượng tái tạo (năng lượng xanh). Sản phẩm năng lượng tái tạo này từ VNL hỗn hợp sẽ mang lại lợi ích kép về kinh tế và môi trường bền vững-không chôn lấp. Hình thành nên công nghệ mới vượt trội mang tên Công nghệ MBT-GRE.
Để có kết quả kiểm định công nghệ ứng dụng từ thực tiễn, Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Toàn cầu (GRE) đã đầu tư 1 dây chuyền đồng bộ theo Công nghệ MBT-GRE do Công ty HMC chế tạo, triển khai dịch vụ tại Nhà máy xử lý rác Bình Giang-Hải Dương (thuộc Công ty Môi trường Tình thương-Hải Dương), theo mô hình dịch vụ môi trường với công suất 50 tấn chất thải rắn sinh họat/ngày; 50 tấn chất thải công nghiệp/ngày; 50 tấn chất thải độc hại/ngày.
Các thiết bị đã vận hành liên tục từ tháng 2/2014. Kết quả đã xử lý hàng ngàn tấn chất thải rắn công nghiệp thành VNL, sử dụng công nghệ khí hóa VNL tạo ra năng lượng để xử lý hàng ngàn chất thải độc hại cho Công ty Môi trường Tình thương. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt về lợi ích kinh tế và góp phần mang lại môi trường xanh-sạch-đẹp.
Với tính hiệu quả của Công nghệ MBT-GRE, Công ty ORION (Mỹ) đã giới thiệu, quảng bá công nghệ này tại Mỹ và được các quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Nam Phi...thừa nhận tích khả thi.
Các nước này đã cử các đoàn chuyên gia sang Việt Nam , trực tiếp đến Nhà máy của Công ty HMC đặt tại Khu công nghiệp Đồng Văn-Hà Nam để tham quan và ký hợp đồng ghi nhớ mua thiết bị Công nghệ MBT-GRE, thông qua Công ty ORION./ .
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…