Phí đè chết ô tô!
Nhận xét đó phản ánh sự chính xác ở hai khía cạnh: Việt Nam chưa có nhiều người sử dụng ô tô nên chưa thể hình thành khái niệm “văn hóa ô tô”; Việt Nam có quá nhiều xe gắn máy, nhiều đến nỗi đã hình thành khái niệm “văn hóa xe máy” khi mà đường phố trở thành… địa ngục! Nói cụ thể hơn, ở Việt Nam xe máy trở nên thông dụng như xe hơi ở Mỹ, ở các nước phát triển.
Bây giờ, ở thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, khi mà ở nhiều nước trên thế giới, ô tô chỉ là phương tiện có tính cá nhân thì ở ta, đối với tuyệt đại đa số vẫn là giấc mơ xa vời. Theo tính toán trong “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tức là năm nước ta phấn đấu trở thành nước công nghiệp phát triển, mức tiêu thụ ô tô khi ấy cũng chỉ đạt 1,4 xe/1.000 dân, mức đó chỉ bằng Indonessia ở năm 2000! Sự lạc hậu như vậy có nhiều nguyên nhân, do thu nhập tính trên đầu người nước ta còn thấp, giá ô tô quá cao, hệ thống hạ tầng đường sá còn lạc hậu…
Chỉ tính riêng giá ô tô, với nhiều nguyên nhân, giá ô tô ở Việt Nam vẫn ở “trên trời”. Giá ô tô ở Việt Nam đắt nhất thế giới, đắt gấp 3 lần so với Mỹ, gấp 2 lần so với các nước phát triển, gấp 1,5 lần so với các nước trong khu vực. Để người dân ở Việt Nam mua được ô tô, người đó phải thực sự có nhiều tiền vì phải chịu quá nhiều loại thuế, như thuế nhập khẩu ô tô (thường 100% hoặc cao hơn), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (nếu là doanh nghiệp còn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp)…; về phí, phải đóng phí trước bạ, phí đăng ký cấp biển số, phí xăng dầu, bình ổn xăng dầu, phí kiểm định ô tô, bảo hiểm các loại…
Do vậy một công chức loại cấp cao, lương trên dưới 10 triệu đồng không thể nuôi một “con ô tô”, vì chi phí quá cao.
Trong khi đó chiến lược phát triển - sản xuất ô tô ở Việt Nam đã phá sản với những sách lược, chính sách chỉ làm “béo phì” một số liên doanh sản xuất - lắp ráp - nhập khẩu ô tô. Nhìn về tương lai, như đến năm 2020 khi các loại thuế ô tô phải tuân thủ những quy định của WTO, giá ô tô hạ thấp bằng khu vực thì khi đó nền công nghiệp ô tô Việt Nam sản xuất để làm gì, khi giá nhập khẩu rẻ hơn nhiều!?
Nền công nghiệp ô tô bị phá sản. Giấc mơ để nhiều người Việt Nam có ô tô cũng phá sản, không chỉ vì giá cao mà thêm nhiều loại phí “đè chết” ô tô, như phí bảo trì đường bộ (cho cả xe gắn máy), phí hạn chế lưu thông xe cá nhân sắp được áp dụng. Điều đáng nói là phí bảo trì đường bộ đánh cả vào… xe gắn máy, một loại phương tiện chỉ là “cần câu kiếm cơm” của nhiều người. Thuế tăng, phí tăng với nhiều loại phí, thị trường ô tô sụt giảm hẳn, người kinh doanh méo mặt, người sử dụng ô tô cá nhân, kinh doanh cũng méo mặt, giá thành vận tải tăng là chuyện đương nhiên…
Tất cả những động thái tăng phí theo Bộ Giao thông vận tải là để giải quyết nạn kẹt xe, để phát triển vận tải công cộng. Đó là lý luận khó chấp nhận được, đẩy khó cho người dân. Trong khi đó hệ thống đường sá, hạ tầng giao thông quá èo uột, công tác quy hoạch, chiến lược phát triển kém; vận tải công cộng bị bỏ rơi nhiều năm qua, phát triển chắp vá, còn quá nhiều bất cập. Trong khi đó thuế và nhiều loại phí cứ tiếp tục ra đời, “đè chết” không chỉ ô tô mà còn cả xe máy. Đó là một chính sách thiếu đồng bộ, không thể giải quyết được bài toán giao thông đang rối bời như hiện nay.
Đề nghị dừng thu phí ô tô, xe máy
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan, đề nghị hoãn, ngừng thực hiện thu phí lưu hành với phương tiện cá nhân theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo VAMA, nếu áp dụng ngay việc thu một số loại phí để hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải có thể gây tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Bởi đề xuất thu với mức từ 20 - 50 triệu đồng/xe ô tô/năm (tùy loại xe) là rất cao so với thu nhập và khả năng chi trả của đại bộ phận người dân, kể cả những người đã và sẽ sở hữu ôtô. Trong khi để sở hữu và lưu hành một chiếc xe, người tiêu dùng đang phải chịu rất nhiều các khoản thuế, phí, lệ phí. VAMA tính, năm 2012 và 5 năm tới, sản lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ quanh mức 135.000 – 145.000/xe/năm, tương đương sản lượng toàn ngành năm 2011 nếu mức phí trên áp dụng, vì người tiêu dùng sẽ tính lại việc sở hữu phương tiện này.
VAMA kiến nghị trước mắt hoãn, ngừng thu mức phí trên trong giai đoạn hiện nay; đồng thời các cơ quan thẩm quyền cần xem xét, có ý kiến để Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan tiến hành các nghiên cứu kỹ lưỡng, đưa ra các giải pháp đồng bộ, dài hơi cải thiện tình hình giao thông mà không làm ảnh hưởng đến tương lai phát triển của ngành công nghiệp ôtô, công nghiệp phụ trợ cũng như nhu cầu đi lại và cải thiện mức sống của người dân.
*Theo Tổng cục Thống kê, tổng lượng ôtô nhập khẩu ba tháng đầu năm chỉ đạt 7.000 chiếc, giảm 54% so với cùng kỳ; giá trị kim ngạch cũng giảm 51,4%, đạt 135 triệu USD. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là sự lo lắng của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trước khả năng sẽ phải chịu thêm các loại phí mới kể từ tháng sáu năm nay. (C.Mỹ - T.Nguyễn).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm