Quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập: Vẫn ngoài tầm kiểm soát?
Tuy nhiên, tại cuộc hội thảo giữa Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục - Đào tạo) với Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội vừa được tổ chức, nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý loại hình này được "mổ xẻ", đặt ra yêu cầu phải giải quyết rốt ráo, nhất là khi mùa tuyển sinh năm học 2012-2013 đang đến gần.
Cả cô và trẻ đều thiệt thòi
Báo cáo tổng hợp của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội cho thấy, các trường, nhóm, lớp mầm non ngoài công lập có mặt ở 28/29 quận, huyện, thị xã, nhưng tập trung chủ yếu ở nội thành, các khu công nghiệp, nơi tập trung đông dân cư.
Tổng số trẻ theo học hiện nay là gần 66.100 cháu, chiếm tỷ lệ 16,5% số trẻ được huy động ra lớp, trong đó, quận Thanh Xuân có tỷ lệ trẻ mầm non ngoài công lập lên đến gần 40%. Sự ra đời của loại hình này đã đáp ứng phần nào nhu cầu gửi con của phụ huynh, góp phần giảm tải cho các trường công lập. Để bảo đảm chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, kinh phí đang là vấn đề đáng lo nhất.
Theo bà Thành Thị Thu Hà, Phó Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo quận Thanh Xuân, giáo viên ngoài công lập không được cấp kinh phí để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trong khi chất lượng đội ngũ giữa các cơ sở công lập và ngoài công lập đang có khoảng cách khá xa. Vì thế, chúng tôi đã phải tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên ngoài công lập đan xen với giảo viên trường công lập.
Hiệu trưởng trường công được giao nhiệm vụ giúp cán bộ, giáo viên ngoài công lập nhưng đây là công việc do phòng Giáo dục - Đào tạo chỉ định nên kết quả phụ thuộc nhiều vào trách nhiệm của từng người. Cũng do kinh phí có hạn nên việc quan tâm đến các cô giáo mầm non ngoài công lập mới chỉ ở mức động viên.
Nhiều ý kiến cho rằng, hệ thống mầm non ngoài công lập đã chia sẻ gánh nặng cho các trường công, nhưng chưa nhận được sự hỗ trợ tương xứng. Mỗi trẻ học trường công được cấp 3,4 triệu đồng/năm, còn trẻ học mầm non ngoài công lập không được hỗ trợ gì, kể cả trẻ thuộc đối tượng miễn giảm học phí, trẻ 5 tuổi học phổ cập…
Phần lớn học phí được dùng để trả tiền thuê địa điểm, mức lương trả cho giáo viên chưa cao, nhất là ở các nhóm, lớp, vì thế khó động viên họ. Chất lượng nuôi, dạy trẻ bị ảnh hưởng nhiều.
Bà Trần Thị Ngọc Trâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục trẻ em (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cho biết: Viện đang đề xuất với Chính phủ chính sách đầu tư cho trẻ, kể cả ở công lập và ngoài công lập để mọi trẻ đều được hưởng công bằng trong giáo dục.
Tuy nhiên, trước mắt thì các địa phương phải tăng cường quản lý các cơ sở mầm non ngoài công lập nhằm bảo đảm quyền lợi và sự an toàn cho trẻ. Phát biểu của bà Trâm liệu có giúp các đơn vị ngoài công lập giải tỏa được nỗi lo thiếu kinh phí?
Quản lý: Khó khâu hậu kiểm
Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, vài năm gần đây Hà Nội chủ trương chỉ khuyến khích phát triển loại hình trường, hạn chế sự ra đời của các nhóm, lớp. Nhưng với nhiều lợi thế như có thể gửi sớm, đón muộn, nằm giữa khu dân cư, thuận tiện cho việc đưa - đón… nên dù phòng lớp tuềnh toàng, nhiều nhóm, lớp vẫn tồn tại.
Con số 147 nhóm, lớp tư thục chưa được cấp phép mới chỉ là bề nổi. Thực tế, không hiếm những cơ sở hoạt động mà chính quyền sở tại chưa nắm rõ hoặc cố tình làm ngơ. Việc xử phạt, nếu có, mức cao nhất cũng chỉ là yêu cầu đóng cửa.
Song khi lực lượng chức năng đi khỏi, chủ trường/nhóm/lớp lại tiếp tục tuyển sinh, hoặc "chạy" sang địa bàn khác mở lớp. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đúng, đủ về sự nguy hại tiềm tàng ở những nhóm, lớp loại này nên đã "tiếp sức" cho nó phát triển.
Vì vậy, ngoài các giải pháp mạnh như tăng cường xử phạt hành chính, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, chỉ rõ trách nhiệm của chính quyền sở tại… thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân là cần thiết. Có ý kiến còn cho rằng, tại các phường, xã, thị trấn nên công khai tên, địa chỉ của những cơ sở đủ điều kiện; những nơi có sai phạm để phụ huynh biết.
Đối với loại hình trường, dù tất cả đều có phép hoạt động, song việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và các hoạt động trong trường sau khi được cấp phép cũng không dễ dàng.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh (Phó Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tây Hồ) dẫn chứng: Những trường có yếu tố nước ngoài thường hoạt động không theo nền nếp như các trường khác cùng địa bàn; việc kiểm tra chuyên môn của phòng Giáo dục - Đào tạo khó thực hiện bởi chủ trường từ chối, nên có khi, phòng Giáo dục - Đào tạo phải phối hợp với phòng nội vụ, công an để kiểm tra dưới góc độ an ninh thì mới vào được trường.
Đó là chưa kể, nếu có muốn quản lý cũng khó bởi nguồn nhân lực có hạn. Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Thanh Xuân có 2 giáo vụ mầm non, song có đến hơn 100 cơ sở, mỗi cơ sở có từ 2-3 nhóm lớp; 2 giáo vụ phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tây Hồ được giao quản lý 16 trường mầm non ngoài công lập, chưa kể hàng chục nhóm lớp lẻ...
Với điều kiện như vậy, các phòng Giáo dục - Đào tạo khó mà "với tay" được tới các cơ sở mầm non ngoài công lập.
Theo HNM
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất