Quan sát sao chổi xanh mới được phát hiện
Sao chổi Lovejoy có tên chính thức là C/2014Q2. Nó được đặt tên sau khám phá mới đây của Terry Lovejoy, sống ở bang Queensland, Australia.
Space cho hay, sao chổi tiếp cận Trái Đất ở khoảng cách gần nhất (khoảng 70,2 triệu km) vào ngày 7/1. Trong điều kiện thời tiết cho phép, Lovejoy có thể được quan sát bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn, khi nó di chuyển qua phía bên trái chòm sao Eridanus.
Trong bức ảnh do nhiếp ảnh gia thiên văn Justin Ng chụp ngày 19/12/2014, sao chổi phát ra ánh sáng màu xanh lá cây với phần đuôi như một dải dài và hẹp. Cyanogen và diatomic carbon khi gặp ánh sáng Mặt Trời có thể là yếu tố tạo ra màu sắc của Lovejoy.
Theo một số dự báo của các nhà khoa học, vào lúc sao chổi đạt độ sáng cao nhất trong tuần, nó thậm chí còn được nhìn thất bằng mắt thường trên bầu trời cực kỳ tối và xa ánh đèn thành phố. Sau đó, sao chổi Lovejoy sẽ chuyển động ra xa Mặt Trời cũng như Trái Đất và nhanh chóng mờ dần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?