Quốc tế

“3 làn gió ngược” ảnh hưởng tới kinh tế châu Á trong năm 2022

Biến chủng Omicron, kinh tế Trung Quốc giảm tốc và việc Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) thắt chặt tiền tệ nhanh hơn dự đoán là 3 yếu tố rủi ro chính đối với châu Á trong năm 2022.

Hàng trăm tiêm kích F-35 áp sát Nga chỉ dẫn tới thảm họa cho Mỹ / "Vòng xoáy" lạm phát cao tiếp tục càn quét tại nhiều nước trên thế giới

Đây là nhận định của giới chuyên gia trong bối cảnh các nền kinh tế tại khu vực đang từng bước mở cửa trở lại sau hơn 2 năm chống chọi với đại dịch COVID-19.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ hồi tuần trước đã khiến các nhà đầu tư hoảng loạn khi cho biết có thể sẵn sàng bắt đầu nâng lãi suất, trở lại chương trình mua trái phiếu và tham gia vào các các cuộc thảo luận cấp cao về việc giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc và các chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp.

Đánh giá về động thái này, chuyên gia kinh tế cấp cao Carlos Casanova tại ngân hàng UBP (Thụy Sĩ) cho rằng, các thị trường mới nổi ở châu Á có vị thế tốt sẽ bị các yếu tố này tác động nhiều hơn, đặc biệt nếu Cục Dữ trữ liên bang Mỹ hoạt động tích cực về mặt chính sách.

Ảnh minh họa: KT
Ảnh minh họa: KT

“Chúng ta đang phải đối mặt với sự gia tăng số ca mắc biến thể Omicron, nền kinh tế Trung Quốc cũng được dự báo tăng trưởng chậm hơn, khoảng 5%. Và bây giờ, biên bản cuộc họp của Cục Dữ trữ liên ban Mỹ cho thấy rằng tốc độ giảm dần chương trình mua tài sản sẽ nhanh hơn dự kiến. Tất cả những yếu tố này gây ra mối đe dọa cho toàn khu vực” - chuyên gia kinh tế cấp cao Carlos Casanova nói.

Vào năm 2013, Cục Dữ trữ liên bang Mỹ đã gây ra cái gọi là “cơn giận dữ" khi bắt đầu cắt giảm chương trình mua tài sản, khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và gây ra tình trạng bán tháo trái phiếu, làm cho lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đột biến.

Kết quả là, các thị trường mới nổi ở châu Á phải hứng chịu dòng vốn chảy ra mạnh và đồng tiền mất giá, buộc các ngân hàng trung ương trong khu vực phải tăng lãi suất để bảo vệ tài khoản vốn. Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia Carlos Casanova, tất cả vẫn phụ thuộc vào cách Cục Dự trữ liên bang Mỹ tiến hành bình thường hóa chính sách trong những tháng tới.

Trước đó, tờ Nikkei Asia của Nhật Bản cũng đăng bài viết của tác giả William Bratton đánh giá những rủi ro đối với châu Á trong năm 2022. Ngoài 3 làn gió ngược kể trên, bài viết cũng nhấn mạnh tác động của tình trạng căng thẳng gia tăng đối với vấn đề Đài Loan (Trung Quốc).

Theo bài viết, cho dù năm 2022 có thể chứng kiến những giai đoạn biến động và bất định gia tăng nhưng sẽ không chứng kiến những thay đổi lớn đối với quỹ đạo hiện tại. Các biến thể mới có thể làm chậm nỗ lực bình thường hóa và thậm chí dẫn đến một năm “mất mát” khác đối với các quốc gia nhất định. Tuy nhiên giờ đây, dường như có sự đồng thuận rằng các biện pháp hạn chế đi lại cứng rắn trước đó đã không còn bền vững do chi phí kinh tế-xã hội phát sinh khi thực hiện các biện pháp này và khi phần lớn dân số đã được tiêm chủng.

 

Hơn nữa bối cảnh hiện nay cũng khác so với các đây gần 10 năm khi các nước châu Á có những nền tảng mạnh mẽ hơn để phục hồi, như các cán cân với bên ngoài đã được cải thiện, dự trữ ngoại hối nhiều hơn, áp lực lạm phát giảm và bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cũng tốt hơn. Ngoài ra còn có sự hiểu biết tốt hơn về thể chế liên quan tới việc vận dụng chính sách và quy định để kiểm soát các giai đoạn căng thẳng tài chính.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm