Quốc tế

Kinh tế ASEAN 2022: Kỳ vọng sự phục hồi

Năm 2022 được kỳ vọng là một năm chuyển đổi từ từ về trạng thái bình thường ở ASEAN với mức dự báo GDP có thể tăng lên 5,1%.

Hàng trăm tiêm kích F-35 áp sát Nga chỉ dẫn tới thảm họa cho Mỹ / Trận thắng oanh liệt nhất của xe tăng lội nước PT-76 trước chiến xa Mỹ

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Đông Nam Á được điều chỉnh giảm xuống còn 3,0% khi các nền kinh tế trong khu vực áp đặt trở lại nhiều hạn chế ứng phó với các biến thể của COVID-19.

2022 có thể được kỳ vọng là một năm chuyển đổi từ từ về trạng thái bình thường ở ASEAN, với mức dự báo GDP có thể tăng lên 5,1%. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng đã được đặt ra là làm sao cân bằng giữa chống dịch, tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Nếu kinh tế khu vực ASEAN có thể hồi phục trong năm 2022 về trạng thái tăng trưởng bình thường, liệu lạm phát có bị kéo theo hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều chuyên gia lo ngại sau khi chứng kiến tình trạng tăng trưởng kéo theo lạm phát cao nhất trong vòng 20-30 năm ở các nền kinh tế phát triển Âu-Mỹ trong năm 2021.

Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh, cho biết: "Có thể thấy là đối với các nước đang phát triển thì qua năm 2022 họ sẽ càng cảm nhận được cái mức lạm phát ờ rõ ràng hơn. Có thể tăng từ khoảng 2 đến 2,5% của các nước lên đến mức 3-4% thậm chí là cao hơn ở một số nền kinh tế khu vực ASEAN".

Kinh tế ASEAN 2022: Kỳ vọng sự phục hồi - Ảnh 1.

Một góc cảng Tanjung Priok tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Reuters).

Dự báo năm 2022, các ngân hàng trung ương tại ASEAN sẽ phải đi dây nhiều hơn trong điều hành chính sách tiền tệ bởi phản ứng quá vội khi chưa rõ những đợt tăng giá đó là tạm thời hay không… thì có thể rủi ro siết lại tiền tệ quá sớm. Nhưng phản ứng quá chậm thì sẽ rơi vào thế bị động như những chỉ trích đối với Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED).

Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn cho biết thêm: "Các NHTƯ ở khu vực các nước đang phát triển đặc biệt là ở khu vực ASEAN sẽ vẫn phải ưu tiên hơn một chút đối với vấn đề là hồi phục đánh triển kinh tế hỗ trợ cho các doanh nghiệp có thể hoạt động được để duy trì ờ cái dòng vốn FDI đổ vào khu vực này".

2022 cũng sẽ là năm kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN. Với chủ đề: "ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức", nước chủ tịch ASEAN năm nay là Campuchia đặt mục tiêu tối đa hóa lợi ích của các hiệp định thương mại tự do để khôi phục tăng trưởng kinh tế khi các nước sống chung với COVID-19, trong đó Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu có hiệu lực trong năm 2022.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Thương mại đa biên, Bộ Công Thương, nói: "RCEP chính là một trong những sáng kiến mà ASEAN coi là có thể giúp ASEAN thực hiện được mục tiêu là thành 1 cái cơ sở sản xuất chung để từ đó tham gia vào cái chuỗi cung ứng toàn cầu và chuỗi cung ứng này là không phải chỉ hướng lộ cho khối ASEAN mà đến cả những thị trường lớn bên ngoài".

Tuy nhiên, các kịch bản về chính sách tiền tệ và kỳ vọng tăng trưởng trên có thể bị thay đổi nếu xuất hiện các biến thể mới của COVID-19. Sự phục hồi chậm của ngành du cũng đang đặt ra nhiều thách thức với lĩnh vực vốn chiếm khoảng 12% GDP của cả khu vực.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm