Quốc tế

“Cạm bẫy” chết chóc của Nga làm lộ điểm yếu của thiết giáp phương Tây

Ukraine buộc phải thay đổi chiến lược phản công sau khi phải đối mặt với những bãi mìn dày đặc của Nga khiến họ tổn thất nghiêm trọng về binh sỹ phương tiện chiến đấu.

Australia viện trợ 41 tiêm kích F/A-18 Hornet cho Ukraine? / Súng cối tự hành 'nhảy dù' 2S41 Drok trực chiến

Hạn chế của thiết giáp phương Tây

Sau 5 tuần tiến hành cuộc phản công mà Ukraine cho là đang “chậm hơn so với dự kiến”, các chỉ huy và binh sỹ chiến đấu dọc theo mặt trận của nước này cho biết, có một vấn đề lớn khiến các hoạt động của họ diễn ra một cách chậm chạp đó là mìn sát thương.

 cam bay chet choc cua nga lam lo diem yeu cua thiet giap phuong tay hinh anh 1

Lính Ukraine nằm xuống chỗ an toàn sau khi gỡ một quả mìn chống tăng. Ảnh: Washington Post

Những khu vực mà các lực lượng Ukraine phải vượt qua được cài đặt hàng chục loại mìn cả mìn nhựa lẫn mìn kim loại với nhiều hình dạng khác nhau, được biết đến với tên gọi như “mìn lá” hay “mìn phù thủy”.

Quân đội Ukraine cũng gặp nhiều trở ngại do thiếu sự hỗ trợ trên không và mạng lưới phòng thủ sâu mà Nga xây dựng, nhưng chính bẫy mìn và các thiết bị nổ tự chế của Nga đã khiến họ “dậm chân tại chỗ” hoặc chỉ tiến thêm được vài km so với vạch xuất phát.

Theo binh sỹ các Ukraine, những bãi mìn ở miền Nam nước này rất rộng lớn và phức tạp, vượt xa so với đánh giá của họ. Serhiy – một binh sỹ Ukraine thuộc đơn vị giải cứu những người bị thương cho biết: “Tôi chưa từng chứng kiến điều gì tương tự. Tôi cứ nghĩ mìn sẽ được xếp thành hàng, nhưng toàn bộ khu vực chứa đẩy mìn nổ, ở khắp mọi nơi”.

Washington Post đưa tin, các lực lượng Ukraine đã phải bỏ lại xe tăng và xe chiến đấu bộ binh do phương Tây viện trợ, để tiến quân một cách chậm chậm bằng lực lượng bộ binh. Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Valeriy Zaluzhny cho biết: “Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì chỉ với việc triển khai những chiếc xe tăng được bảo vệ bằng một vài lớp giáp vì các bãi mìn quá rộng. Sớm hay muộn, xe tăng cũng phải dừng lại và bị tiêu diệt bằng hỏa lực tập trung”.

Những bãi mìn của Nga đã phơi bày các hạn chế của thiết giáp do phương Tây cung cấp cho Ukraine trong cuộc chiến giành lại lãnh thổ bị Nga chiếm giữ. Theo Washington Post, mặc dù những phương tiện này rất cơ động và được trang bị rất tốt nhưng chúng không thể “đơn thương độc mã” vượt qua hệ thống phòng thủ của Nga. Theo dữ liệu từ các nguồn mở, gần 1/3 số xe bọc thép Bradley mà Mỹ gửi tới Ukraine đã ngừng hoạt động.

 cam bay chet choc cua nga lam lo diem yeu cua thiet giap phuong tay hinh anh 2

Ukraine hiện đang rất cần các tiêm kích F-16 (Ảnh: AFP).

 

Ông Zaluzhny cho rằng, Ukraine cần các máy bay chiến đấu hiện đại như F-16 do Mỹ sản xuất để cải thiện năng lực tấn công. Ngoài ra, các quan chức Ukraine cũng yêu cầu phương Tây cung cấp thêm thiết bị rà phá bom mìn. Ukraine cho biết, họ chỉ nhận được chưa đến 15% trang thiết bị xử lý hoặc rà phá bom mìn họ yêu cầu trước khi tiến hành cuộc phản công.

Ukraine đã sử dụng tổ hợp rà phá bom mìn M58 Mine Clearing Line Charge (MICLIC) do Mỹ cung cấp, song ông Zaluzhny cho biết, hệ thống này “cũng đang bị phá hủy”. “Chúng tôi mất rất nhiều hệ thống rà phá bom mìn như vậy”, ông Zaluzhny nói.

Nguy hiểm tiềm ẩn đối với hoạt động rà phá bom mìn

Trong khi đó, các quan chức Mỹ cho biết, Washington đang tìm cách cung cấp thêm nhiều hệ thống rà phá bom mìn cho Ukraine. Theo Washington Post, quân đội Ukraine đang cố gắng tiết kiệm các tổ hợp phá mìn bằng việc rà phá theo cách thủ công, triển khai từng nhóm lính công binh nhỏ men theo mặt đất cố gắng tìm kiếm và phát hiện mìn. Tuy vậy việc Nga tiếp tục thả mìn từ trên cao xuống các khu vực mà Ukraine đã rà phá đang làm phức tạp thêm nỗ lực của Kiev.

Thiếu tá Maksym Prysyazhnyuk – một chuyên gia rà phá bom mìn của Ukraine cho biết: “Để làm công việc này bạn phải có rất nhiều động lực và một cách đầu lạnh. Đây là công việc tỉ mỉ, giống như một bác sỹ phẫu thuật. Nhưng bạn phải có tâm lý vững vàng khi nghe thấy những tiếng đạn pháo xung quanh trong trận chiến”.

 

Các nhân viên rà phá bom mìn thường sử dụng máy dò tìm kim loại hoặc những thiết bị thăm dò dài chọc xuống để để xác định vị trí của những quả mìn bị chôn vùi mà không khiến chúng phát nổ. Nhưng các bãi mìn thường xuyên có thiết bị chống xử lý để cản trở công việc của đội rà phá. Thiết bị này sẽ khiến mìn phát nổ nếu được nhấc lên khỏi mặt đất.

Prysyazhnyuk cho biết, một chiến thuật phổ biến hay được sử dụng trên chiến trường là chôn mìn sát thương phía trước dây bẫy mìn để nhắm vào binh sỹ cố gắng vô hiệu hóa mìn. Ngoài ra còn những loại mìn tinh vi hơn như mìn nhảy. Khi người hoặc vật va phải, chúng sẽ phát nổ và bắn ra các mảnh đạn nhỏ, làm sát thương các binh sỹ gần đó. Binh lính Ukraine cho biết, Nga cũng sử dụng những quả mìn được kích hoạt bằng các sợi dây mảnh và dài. Những sợi dây này được xếp chồng chéo lên nhau và khi bị xáo trộn chúng có thể gây ra vụ nổ mạnh.

Các đội rà phá bom mìn phải nỗ lực dọn dẹp để mở một con đường rộng khoảng 0,6m đủ để cho phép bộ binh tiến về phía trước. Nhưng nguy hiểm tồn tại ngay khi các con đường được dọn dẹp. Ông Prysyazhnyuk cho biết, các lực lượng Nga thường bắn tên lửa rải các quả mìn “lá” bằng nhựa màu xanh lá cây, nhỏ, khó phát hiện, còn được gọi là mìn bướm, trên khu vực đã được rà phá.

Các binh sỹ Ukraine cho biết, việc nước này chuẩn bị phản công trong thời gian quá dài đã giúp Nga có thời gian củng cố hệ thống phòng thủ, rải mìn dày đặc quanh khu vực phía trước thành trì quan trọng của họ, ở độ sâu từ 5 đến 16m. Những bãi mìn đã đặt ra thách thức lớn cho Ukraine dọc theo chiến tuyến phía Nam Zaporizhzhia. Nga đã dự đoán Ukraine sẽ tấn công khu vực này, để cố gắng cắt đứt một dải đất nối liền với bán đảo Crimea - nơi mà Nga sáp nhập vào năm 2014. Tướng Mỹ về hưu Mark Kimmitt cho rằng, việc cố gắng vượt qua lớp phòng thủ nhiều lớp của Nga, trong đó có chiến hào, bẫy chống tăng, bãi mìn và hàng rào thép gai không khác gì việc vượt qua "20 km địa ngục".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm