“Cơn ác mộng” đối với thiết giáp Ukraine
5 vũ khí cực lợi hại Nga dùng để cản phá đà tấn công của Ukraine / Vì sao Indonesia mua Mirage 26 năm tuổi với giá cao?
Khi Ukraine tiếp tục phản công ở phía Nam và phía Đông với việc sử dụng bộ binh và pháo binh, có nhiều bằng chứng cho thấy Nga đã huy động sức mạnh không quân nhiều hơn để giành quyền kiểm soát vùng không phận quan trọng gần tiền tuyến.
>> Xem thêm: Xuất hiện bản sửa đổi mới nhất của xe tăng K3 do Hàn Quốc chế tạo
Trực thăng Ka-52. (Nguồn: taringa.net)
“Cơn ác mộng” đối với thiết giáp Ukraine
Theo The Drive, Nga đã điều chỉnh chiến lược triển khai lực lượng không quân của nước này sau giai đoạn đầu hoạt động khá hạn chế. Nhiều máy bay của Nga hiện giờ hoạt động ở phạm vi rộng hơn, thậm chí, chấp nhận rủi ro để tiến sâu vào lãnh thổ Ukraine. Điều này tạo ra thách thức lớn hơn đối với cuộc phản công mà Ukraine đang thực hiện, đồng thời nêu bật tình trạng thiếu hụt các hệ thống phòng không tầm ngắn (SHORAD) của nước này.
>> Xem thêm:Tổng thống Pháp nói vũ khí mạnh hơn PAC-3 đã được triển khai
SHORAD là hệ thống được dùng để bảo vệ các đơn vị chiến đấu gần tiền tuyến trước các mối đe dọa từ trên không, chẳng hạn như máy bay chiến đấu bay thấp, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa hành trình.
Đánh giá về cuộc phản công tại khu vực Zaporizhzhia, phía Đông Nam Ukraine, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Malyar cho biết: “Quân đội của chúng tôi phải di chuyển trong điều kiện chiến đấu cực kỳ ác liệt do mối đe dọa từ pháo binh và không quân của đối phương”.
Cơ quan truyền thông của Bộ Quốc phòng Ukraine đã công bố những video cho thấy lực lượng không quân Nga hoạt động rất gần tiền tuyến. Các loại trực thăng tấn công của Nga được coi là mối đe dọa lớn đối với những khu vực Ukraine bố trí thiết giáp. Trong số này phải kể đến Ka-52 Hokum.
Nga đã triển khai một số lượng lớn trực thăng Ka-52 để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trên không và mất ít nhất 35 chiếc kể từ khi xung đột nổ ra, trang web tình báo nguồn mở Oryx cho biết. Mặc dù Ka-52 đóng vai trò rất lớn, nhưng đây không phải là trực thăng duy nhất tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Moscow cũng triển khai các loại trực thăng khác như Mi-24 Hind và Mi-28N và Mi-28NM.
>> Xem thêm:Ukraine đã sẵn sàng sử dụng xe tăng nguy hiểm nhất
Thời gian gần đây, Nga dường như sử dụng một số lượng lớn máy bay cánh xoay để ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine. Hình ảnh vệ tinh từ Sân bay Berdiansk do Nga kiểm soát ở Đông Nam Ukraine cho thấy có khoảng 20 trực thăng được triển khai từ sân bay này tới các địa điểm khác. Chúng bao gồm Ka-52, Mi-8 Hip/Mi-24 Hind và Ka-27/Ka-29 Helix.
Phía Nga cho biết, trực thăng Ka-52 đã hoạt động rất hiệu quả trên chiến trường khi phóng tên lửa phá hủy hàng chục xe bọc thép của Ukraine ở Zaporizhzhia cũng như những khu vực khác ở miền Đông. Ukraine hiện chưa xác nhận thông tin này.
Ka-52 có thể sử dụng 2 loại tên lửa dẫn đường chống tăng chính là 9M120-1 Ataka-1 có tầm bắn tối đa 6 km và 9A4172K Vikhr-1 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 5-6 km. Cả hai tên lửa đều sử dụng hệ thống dẫn đường bằng tia laser. Trong thời gian tới, trực thăng này có thể được tích hợp tên lửa chống tăng LMUR tiên tiến với tầm bắn lên tới 14km.
>> Xem thêm:Hình ảnh hiếm quy trình sản xuất vũ khí được Moscow tiết lộ
Nga thay đổi chiến lược không quân
Nhà phân tích Guy Plopsky, tác giả của một số bài báo về sức mạnh không quân và các vấn đề quân sự của Nga cho rằng: “Việc trực thăng Nga xuất kích với tần suất lớn trên chiến trường cho thấy hoạt động của chúng đã được tăng cường trong một nỗ lực ngăn chặn bước tiến của Ukraine. Điều tương tự cũng xảy ra với máy bay chiến đấu có cánh cố định của Nga. Bản cập nhật thông tin tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cho rằng, không quân Nga đã hoạt động tích cực ở miền Nam Ukraine – nơi họ ít gặp trở ngại hơn các nơi khác”.
Theo ông Guy Plopsky, việc Ukraine thiếu các hệ thống phòng không tầm ngắn di động vô hình chung đã tạo ra một “vùng an toàn” cho Nga – nơi Ka-52 có thể hoạt động dễ dàng hơn so với trước đây. “Vùng an toàn” này trải rộng khoảng 14km, giúp trực thăng Nga giữ được khoảng cách hiệu quả để bắn hạ các loại thiết giáp của Ukraine, trong khi tránh lọt vào tầm ngắm của SHORAD. Để hạn chế mối đe dọa từ SHORAD và tên lửa đất đối không vác vai (MANPADS), trực thăng Nga có thể bay ở tầm thấp, lợi dụng địa hình ẩn nấp hoặc bay vào ban đêm.
Việc thiếu các hệ thống phòng không khiến thiết giáp của Ukraine dễ gặp nguy hiểm hơn. Đôi khi chúng phải tiến lên phía trước mà không có bất cứ sự yểm trợ nào và dễ trở thành mục tiêu của đối phương.
Theo The Drive, Ukraine đang phải triển khai các hệ thống phòng không trên mặt đất, trong đó có cả hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa đến những khu vực có nguy cơ rủi ro cao. Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, động thái này nhằm phản ứng trước sự thay đổi chiến thuật của không quân Nga. Theo đó, Moscow đang triển khai máy bay cánh cố định thả bom hoặc phóng tên lửa ở một khoảng cách nằm ngoài tầm với của các hệ thống phòng không trên mặt đất của Ukraine. Để bắn hạ chúng, Ukraine buộc phải đưa hệ thống phòng không đến gần tiền tuyến hơn.
Nhưng ngay cả khi radar của hệ thống phòng không Ukraine kích hoạt, Nga có thể tìm cách tấn công chúng bằng máy bay không người lái hoặc các phương tiện khác. Ngoài ra, Moscow cũng có thể sử dụng lính bắn tỉa phục kích các đơn vị vận hành hệ thống phòng không của Ukraine.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?