Quốc tế

'Đạn xuyên giáp của Đức không xuyên thủng tăng Nga'

Đó là nhận định của trang Army Recognition khi nói về quyết định của Mỹ mua số lượng đạn xuyên giáp DM53 do Đức sản xuất nhằm đối phó với tăng Nga.

Máy bay B-52 Mỹ thử nghiệm mang tên lửa siêu thanh ARRW / Mỹ lần đầu dùng lại RQ-170 từ khi bị Iran tóm gọn

Bộ Tư lệnh Hợp đồng Quân đội Mỹ dự định trao hợp đồng cung cấp đạn xuyên giáp với nhà sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall.

"Hiện nay 2 bên đang tiến hành đàm phán để mua sắm một số lượng gần 100 hộp đạn xuyên giáp DM53 đường kính 120mm x chiều dài 570mm và một lượng số lượng lớn đạn DM53A1 đường kính 90mm x chiều dài 570mm", thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 6/8 cho biết.

'Dan xuyen giap Duc khong xuyen thung tang Nga'
Xe tăng Mỹ.

Theo Army Recognition, lý do chính khiến Mỹ phải mua đạ xuyên giáp Đức là nhằm đối phó với lực lượng tăng thiết giáp Nga khi những loại đạn do Mỹ sản xuất bị cho là không đủ mạnh để có thể xuyên thủng được những lớp giáp siêu chắc chắn trên những cỗ tăng T-90 và T-14.

Mục đích mua đạn DM53 đã khá rõ ràng và điều này cho thấy Mỹ ngày càng phục thuộc vào công nghệ vũ khí của đồng minh khi tìm cách đối phó với sức mạnh quân sự Nga.

Bởi trước khi thông báo mua đạn xuyên giáp Đức, Mỹ cũng đã công khai mua hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống phòng thủ chủ động (APS) dùng cho xe tăng do Israel sản xuất. Không quân Mỹ cũng đã mua số lượng lớn rocket thông minh do Anh sản xuất...

Tuy nhiên giữa mục đích mua và chuyện vũ khí có đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ không lại là chuyện khác bởi theo chuyên gia của Army Recognition, hệ thống giáp ERA trên T-90 và T-14 Nga có thể chống lại được hầu hết các loại pháo chống tăng được quân đội các nước NATO sử dụng bao gồm cả đạn chống tăng xuyên giáp thế hệ mới DM53 và DM63 do hãng Rheinmetall của Đức phát triển.

Điều này cũng tương tự với các loại tên lửa chống tăng có điều khiển với các đầu đạn chống tăng có liều nổ cực manh của NATO bị đánh giá chưa có cách nào để xuyên thủng lớp giáp chắc chắn trên xe tăng Nga.

 

Trong khi đó phần đuôi của T-14 cũng được trang bị lớp giáp lồng bảo vệ, lớp giáp này cũng do NII Stali phát triển giúp ngăn chặn từ 50-60% sức mạnh hỏa lực từ các súng phóng lựu chống tăng.

Nền tảng khung gầm hạng nặng Armata được sử dụng để phát triển nên T-14 cũng được trang bị lớp giáp bảo vệ bằng hợp kim gốm do công ty EVZ-Ceramics của Nga chế tạo.

Andrey Nikitin, người đứng đầu bộ phận phát triển hợp kim gốm của EVZ-Ceramics cho hay công ty này đang hoàn tất việc phát triển và thử nghiệm loại vật liệu mới được sử dụng làm giáp bảo vệ cho khung gầm Armata với nhiều ưu điểm vượt trội hơn các loại hợp kim thông thường.

Theo lời ông này, những tấm giáp bảo vệ bằng hợp kim gốm mới không chỉ được trang bị trên những chiếc xe tăng T-14 mà còn cả trên xe chiến đấu bộ binh T-15, Kurganets-25, Bumerang và cả T-90. Với gói trang bị này thì việc Mỹ mua đạn DM53 để xuyên thủng tăng Nga là nhiệm vụ cực khó.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm