Quốc tế

Máy bay B-52 Mỹ thử nghiệm mang tên lửa siêu thanh ARRW

Nếu việc thử nghiệm mang tên lửa ARRW bằng B-52 là thành công thì Mỹ sẽ mau chóng đưa được vũ khí này vào sử dụng diễn tập, tác chiến.

Top 10 tàu ngầm thất bại thảm hại nhất lịch sử / Thổ Nhĩ Kỳ ép Nga phải chuyển giao công nghệ S-400

Không quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm năng lực mang tên lửa siêu thanh ARRW ở oanh tạc cơ chiến lược B-52. Sau vụ này, không quân Mỹ sẽ phóng thử tên lửa siêu thanh này từ B-52 vào năm 2021 tới.

Nếu việc thử nghiệm mang tên lửa ARRW là thành công thì Mỹ sẽ mau chóng đưa được vũ khí này vào sử dụng diễn tập, tác chiến.

may bay b-52 my thu nghiem mang ten lua sieu thanh arrw hinh 1
Máy bay B-52 tham gia cuộc thử nghiệm. Ảnh: Matthew Williams.

Thông cáo của không quân Mỹ cho hay, hôm 8/8 họ đã tiến hành chuyến bay ngoài khơi California (Mỹ) để kiểm tra khả năng tích hợp hệ thống của tên lửa với hệ thống phóng và bộ phận viễn trắc của máy bay B-52.

Trong cuộc thử nghiệm này, thiết bị AGM-183A IMV-2 treo dưới cánh lớn của máy bay B-52 đã gửi thành công dữ liệu viễn trắc và định vị toàn cầu GPS về các trạm mặt đất tại khu thử nghiệm Point Mugu Sea ngoài khơi California và gần Los Angeles.

Tướng không quân Mỹ Heath Collins đánh giá: “Đây là một cột mốc lớn đối với dự án của chúng tôi, đội ngũ chúng tôi, và lực lượng Không quân của chúng tôi. ARRW là bước đầu tiên trong việc mang lại cho các chiến đấu cơ của chúng tôi năng lực siêu thanh có khả năng thay đổi cuộc chơi”.

Việc thử nghiệm mang tên lửa ARRW lần đầu được tiến hành vào tháng 6/2019. Nếu việc bắn thử tên lửa này thành công nốt thì người ta có thể tuyên bố đưa vũ khí này vào sử dụng từ cuối năm 2022.

Không quân Mỹ lựa chọn tiếp tục phát triển tên lửa ARRW thay vì tên lửa HCSW.

 

may bay b-52 my thu nghiem mang ten lua sieu thanh arrw hinh 2
Lắp đặt thiết bị trước cuộc thử nghiệm. Ảnh: Giancarlo Casem.

Tên lửa ARRW được cho là có khả năng đạt tới tốc độ Mach 20 (tương đương khoảng 24.623km/h). Tốc độ này lớn đến mức phần lớn các hệ thống phòng không khó phát hiện và chặn được.

Mỹ bị lạc hậu so với cả Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực chạy đua vũ khí siêu thanh quốc tế. Nga và Trung Quốc đã phát triển và đưa vào sử dụng các vũ khí siêu thanh trong các năm gần đây.

B-52 giờ đã "có tuổi" nhưng không quân Mỹ muốn tận dụng kích cỡ lớn của nó để biến máy bay này thành một “xe tải tên lửa”, có khả năng mang lên không hàng chục tên lửa hành trình và tên lửa siêu thanh, có thể gắn đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân.

Không phải các cuộc thử nghiệm của Mỹ đối với năng lực này đều thành công. Trong một lần thử nghiệm hồi tháng 6 vừa qua, một vũ khí siêu thanh đã rơi khỏi máy bay B-52 giữa chuyến bay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm