Quốc tế

'Nga biến Mỹ thành sa mạc nếu bị đánh từ vũ trụ'

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, Nga có thể thiệt hại tới 30% khi Mỹ tấn công từ không gian nhưng Moscow có cách đưa Washington về thời đồ đá.

Phi công Nga tiết lộ khả năng mới của Su-57 / EW Nga đến Hmeymim đối phó máy bay Mỹ

Tuyên bố của Thứ trưởng Nga đưa ra khi Moscow lo ngại nghiêm túc về việc Mỹ có ý kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong không gian.

Nếu kế hoạch này thành công, Mỹ sẽ có khả năng tấn công trực tiếp từ quỹ đạo vào các vị trí triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ngay trước khi tên lửa Nga được phóng.

'Nga bien My thanhsa mac neu bidanh tu vu tru'
Nga thử hệ thống A-235 Nudol.

Hồi tháng 8/2020, Bộ Chỉ huy Không gian Mỹ đã công bố học thuyết quân sự mới. Ý nghĩa chính của tài liệu là việc kiểm soát quỹ đạo sẽ tạo ra khả năng độc đáo để lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động tác chiến.

Giới quân sự cho rằng, từ thời cổ đại, các chỉ huy đã tìm cách chiếm ngọn đồi trước khi bắt đầu trận chiến để giành được lợi thế chiến lược.

Trong thế kỷ 21 "ngọn đồi" là gì? Đây là quỹ đạo gần Trái đất. Và Lực lượng Không gian Mỹ cần phải kiểm soát "ngọn đồi" này. Học thuyết không loại trừ khả năng bố trí những thành phần vũ khí chiến lược trên quỹ đạo.

Tháng 8/2018, người đứng đầu Lầu Năm Góc khi đó là ông James Mattis đã tuyên bố, không gian đang phát triển thành một chiến trường tiềm năng. Theo ông, "yếu tố then chốt là triển khai các cảm biến để phát hiện các vụ phóng trong không gian".

Các chuyên gia cho rằng, sau các cảm biến, Mỹ cũng có thể triển khai vũ khí tấn công trên quỹ đạo. Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã bắt đầu nói về việc quân sự hóa không gian. Mỹ đã thành lập Lực lượng Không gian, tăng số lần phóng. Rõ ràng, dưới thời Biden, xu hướng này sẽ tiếp tục.

 

Mỹ có đủ khả năng thực hiện dự án phòng thủ tên lửa vũ trụ. Quốc gia này lập mạng lưới vệ tinh lớn nhất thế giới, và mạng lưới này đang không ngừng phát triển. Nhiều vệ tinh thương mại trên quỹ đạo cũng có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.

Nhưng theo giới quân sự Nga, ngay cả sau khi triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong vũ trụ, Lầu Năm Góc vẫn không thể vô hiệu hóa hoàn toàn tiềm năng răn đe hạt nhân của Nga. Các tên lửa đánh chặn không gian của Mỹ chỉ có thể tiêu diệt tới 30% số ICBM đã phóng.

Ngoài ra, Nga sẽ có cách đối phó với các tên lửa đánh chặn trên đất liền ở châu Âu và Mỹ, cũng như các tàu chiến của NATO được trang bị hệ thống Aegis và mang các tên lửa SM-2 và SM-3.

Và kết quả là, cuộc tấn công hạt nhân trả đũa dù bị suy yếu nhưng vẫn đủ mạnh để gây ra thiệt hại "không thể chấp nhận được" cho kẻ xâm lược, và chắc chắn Nga đủ sức đưa đối thủ về thời kỳ đồ đá.

Cùng với đó, Nga có các phương tiện kỹ thuật để ghi lại hành động của các vệ tinh của các nước phương Tây, sự tập trung của chúng trên một số vùng nước và đất liền, tần suất chúng bay qua những khu vực khác nhau. Xét theo hoạt động của các nhóm vệ tinh quỹ đạo, các chuyên gia có thể đoán được phần lớn kế hoạch được lập ra tại trụ sở NATO.

 

Nếu cần thiết, Nga sẽ không chỉ quan sát các vệ tinh của đối phương mà còn có thể vô hiệu hóa chúng. Nga đã thử thành công hệ thống phòng thủ A-235 Nudol được thiết kế để đánh chặn ICBM của Mỹ khi tấn công Moscow và các cơ sở công nghiệp ở miền Tây nước Nga.

Theo các chuyên gia, tên lửa Nudol có đủ khả năng tiêu diệt các vật thể không gian ở quỹ đạo thấp. Hệ thống A-235 lần đầu tiên được thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và cả vệ tinh bay trên quỹ đạo Trái đất hồi tháng 3/2018.

Tính cơ động được coi là con át chủ bài của hệ thống này. Trong trường hợp cần thiết, các bệ phóng này sẽ được chuyển đến các vị trí chuẩn bị trước, nơi chúng sẽ vô hình trước các vệ tinh của đối phương cho đến thời điểm phóng.

Bằng cách này, đòn tấn công từ không gian vào Nga không giúp Mỹ đạt được tham vọng của mình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm