Quốc tế

'Quái điểu' Su-57 Nga sẽ hạ nhục tiêm kích F-35 và F-22 Mỹ nếu xảy ra không chiến

Theo chuyên gia Korotchenko, so với các máy bay chiến đấu của Mỹ, tiêm kích Su-57 có một số giải pháp kỹ thuật cải tiến cho phép nó nắm giữ nhiều cơ hội chiến thắng hơn trong tình huống không chiến.

Hải quân Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ tập trận chung ở Biển Đen / Iran hối thúc Mỹ nắm bắt thời cơ trước khi cánh cửa hiện tại 'nhanh chóng khép lại'

Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TsAMTO) - ông Igor Korotchenko, đã công bố dữ liệu về kết quả trận chiến giả định giữa máy bay chiến đấu Su-57 của Nga với các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 và F-22 của Mỹ.

Dựa trên kết quả phân tích giả lập, mặc dù Su-57 bị báo chí Mỹ đánh giá hoàn toàn không thể phân loại là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng hóa ra cơ hội chiến thắng của Su-57 lại cao hơn rất nhiều.

 'Quái điểu' Su-57 Nga sẽ hạ nhục tiêm kích F-35 và F-22 Mỹ nếu xảy ra không chiến Ông Igor Korotchenko khẳng định, F-35 rõ ràng không phải là đối thủ của Su-57. Ảnh: Internet.

'Quái điểu' Su-57 Nga sẽ hạ nhục tiêm kích F-35 và F-22 Mỹ nếu xảy ra không chiến Ông Igor Korotchenko khẳng định, F-35 rõ ràng không phải là đối thủ của Su-57. Ảnh: Internet.

Theo chuyên gia Korotchenko, so với các máy bay chiến đấu của Mỹ, tiêm kích Su-57 có một số giải pháp kỹ thuật cải tiến cho phép nó nắm giữ nhiều cơ hội chiến thắng hơn trong tình huống không chiến.

"F-35 là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, trong khi đó Su-57 thuộc hạng nặng hơn, sức chiến đấu lớn hơn nhờ tầm xa và tải trọng vũ khí”.

“F-35 rõ ràng không phải là đối thủ của Su-57, chiến đấu cơ Nga vượt trội hơn về khả năng trang bị vũ khí và tác chiến tên lửa, nó giống như một con đại bàng đối đầu với con cú”, ông Igor Korotchenko khẳng định.

Tuy vậy vị chuyên gia vẫn chưa đưa ra được căn cứ vào đặc điểm nào để ông đi tới kết luận trên, khi xét về độ cơ động thì Su-57 được đánh giá cao hơn, nhưng nó bị nhận xét có diện tích phản xạ radar lớn hơn, dễ bị đối phương phát hiện trước từ khoảng cách xa.

Hơn nữa cho đến thời điểm hiện tại, Su-57 vẫn chưa được lắp động cơ giai đoạn hai, khiến nó chưa thể bay hành trình với tốc độ siêu âm cũng như che giấu tín hiệu hồng ngoại từ động cơ, dẫn đến thất thế khi không chiến tầm gần.

 

Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử hàng không của Su-57 cũng vậy, trong khi khí tài của F-22 và F-35 đã trải qua thực chiến và được hiệu chỉnh rất nhiều dựa trên kinh nghiệm thu được thì Su-57 chỉ đơn thuần là mô phỏng trên máy tính.

Diễn biến ngược lại, cho đến nay, Mỹ vẫn bác bỏ hoàn toàn triển vọng đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga. Tuy nhiên đây nhiều khả năng sẽ là mối lo ngại đối với các nước phương Tây trong việc tiếp tục mua tiêm kích do Washington sản xuất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm