"Sát thủ" Hùng Phong III có thể khiến hạm đội Trung Quốc ôm hận
Hùng Phong III được coi là một trong số những tên lửa diệt hạm thông minh và nguy hiểm nhất thế giới do Đài Loan (TQ) phát triển. Giới quan sát cho rằng, hệ thống tên lửa diệt hạm này có thể giúp Đài Bắc an tâm khi chống lại những cuộc đổ bộ có thể có trong tương lai.
Mang chuông đi đánh xứ người: Tàu chiến Nhật lênh đênh ở tận… Nam Mỹ / Mỹ mang F-15 gắn bom chùm tới Trung Đông, tàu chiến Iran coi chừng
Trong số những vũ khí khiến Bắc Kinh e ngại phải kể đến tên lửa diệt hạm Hùng Phòng III.
Đây được coi là một trong số những tên lửa đối hạm thông minh và nguy hiểm bậc nhất thế giới hiện nay.
Tốc độ cực cao, tấm bắn xa, quỹ đạo bay phức tạp khó đánh chặn cùng hệ thống dẫn đường tiên tiến khiến Hùng Phong III được mệnh danh là sát thủ diệt hạm.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, Hùng Phong III nếu theo chiến thuật đánh "bày sói", tức là phóng ra những loạt đạn liên tục có thể hủy diệt cả tàu sân bay.
Hùng Phong III hiện là mối bận tâm hàng đầu của hải quân Trung Quốc hiện nay.
Việc đánh chặn loại tên lửa diệt hạm cực nguy hiểm này rất khó khăn và đang đặt ra những thách thức cho năng lực phòng thủ của chiến hạm Trung Quốc.
Hùng Phong III loại tên lửa chống hạm thứ ba trong dòng tên lửa Hùng Phong do Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn tại Đài Loan phát triển.
Chúng được thiết kế để chống lại các tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc.
Vận tốc của loại tên lửa diệt hạm thường dao động ở mức cận âm hoặc trên một chút thì Hùng Phong III lại có vận tốc gấp hai lần âm thanh.
Không những có khả năng diệt tàu khu trục, tên lửa Hùng Phong III còn được thiết kế nhắm tới tiêu diệt cả tàu sân bay Liêu Ninh.
Hùng Phong III sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng với hai ống đẩy nhiên liệu rắn gắn ở hai bên tên lửa để đẩy tên lửa đến tốc độ cần thiết trước khi động cơ có thể hoạt động.
Hùng Phong III dù được thiết kế với cánh gió rất nhỏ để tăng khí động học, tuy nhiên do có tới bốn cửa hút khí để điều phối lượng khí đối lưu giúp tên lửa điều chỉnh hướng bay.
Loại tên lửa này được dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính kết hợp radar dẫn đường chủ động khi tiến hành lao vào mục tiêu ở giai đoạn cuối.
Trong giai đoạn cuối của quá trình tấn công, tên lửa Hùng Phong 3 sẽ kích hoạt cơ chế chuyển động tự do, bay không theo bất kỳ quỹ đạo nào, miễn tới mục tiêu, để tránh việc bị đánh chặn.
Tầm hoạt động của tên lửa Hùng Phong III là 300 km.
Với tầm hoạt động này tên lửa Hùng Phong III có thể vươn tới các chiến hạm còn đang trong hải cảng trên lãnh thổ của Trung Quốc đại lục.
Tên lửa Hùng Phong II có trọng lượng 1.360kg.
Chiều dài của tên lửa Hùng Phong 3 là 6.096mm, đường kính 457mm.
Đầu đạn nặng khoảng 300kg sử dụng thuốc nổ công phá mạnh.
Ngoài triển khai trên tàu chiến, tên lửa Hùng Phong III của Đài Loan còn triển khai trên các hệ thống xe phóng trên đất liền.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, việc Đài Loan trở về với Trung Quốc theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ", tương tự Hong Kong và Macau, là phương án tốt nhất để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân hòn đảo này.
"Trung Quốc sẽ không tấn công người Trung Hoa. Nhưng chúng tôi không hứa hẹn sẽ từ bỏ việc sử dụng vũ lực và bảo lưu việc dùng mọi biện pháp cần thiết để đạt mục tiêu thống nhất và ngăn Đài Loan độc lập", ông Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm chính sách tan băng với Đài Loan.
Tuy nhiên, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố không chấp nhận mô hình này với Trung Quốc, đồng thời hối thúc Bắc Kinh thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Đài Loan (TQ).
Bên cạnh đó bà Thái Anh Văn cho biết sẽ sẵn sàng chiến đấu đến cùng nếu Bắc Kinh uy hiếp Đài Bắc bằng quân sự.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Trong trường hợp dùng chiến hạm đổ bộ vào Đài Loan, rất có thể Trung Quốc sẽ gặp phải sức kháng cự mãnh liệt từ hệ thống vũ khí cực mạnh của đảo quốc này.