"Sát thủ săn ngầm" Nhật Bản bất ngờ xuất hiện ở Trung Đông khiến Iran thất kinh
Ngoài cử chiến hạm, lực lượng phòng vệ Nhật Bản cử cả "sát thủ săn ngầm" P-3C Orion tới Trung Đông để bảo vệ các tàu dầu và có thể sử dụng vũ khí trong trường hợp khẩn cấp.
Nhật Bản tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ / Hợp tác Nhật Bản - Mỹ trong vấn đề Triều Tiên
"Theo kế hoạch được nội các của Thủ tướng Shinzo Abe phê duyệt, 1 khu trục hạm được trang bị trực thăng và 2 trinh sát cơ P-3C sẽ được điều tới Trung Đông để thu thập thông tin nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu chở dầu của Nhật Bản di chuyển trong khu vực", phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản thông báo hôm 27/12.
"Nếu xảy ra tình huống khẩn cấp, Bộ Quốc phòng sẽ ban hành mệnh lệnh đặc biệt cho phép các lực lượng sử dụng vũ khí để bảo vệ các tàu gặp nguy hiểm", phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản cho biết thêm.
Một số tàu thương mại quốc tế bị tấn công tại khu vực Trung Đông hồi tháng 5 và tháng 6, trong đó có tàu chở dầu Kokuka Courageous của Nhật Bản. Mỹ cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công, song nước này phủ nhận.
Quyết định điều quân tới Trung Đông của chính phủ Nhật Bản sẽ có hiệu lực đến ngày 26/12/2020, sau đó cần được gia hạn.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, các chuyến bay tuần tra của P-3C Orion sẽ diễn ra vào tháng 1/2020 còn khu trục hạm sẽ làm nhiệm vụ vào tháng 2/2020.
Tầm bay xa, thiết bị điện tử hiện đại cho phép phát hiện tàu ngầm đối phương từ sớm, kho vũ khí lớn... máy bay săn ngầm P-3 Orion là nỗi khiếp sợ của tàu ngầm các nước.
Được biết, P-3 Orion là máy bay tuần tra, giám sát hàng hải và săn ngầm sử dụng 4 động cơ cánh quạt. Máy bay cất cánh lần đầu tháng 11/1959.
757 mẫu phi cơ loại này đã được chế tạo với nhiều phiên bản cải tiến, giúp nó duy trì vị thế trong quân đội hàng chục quốc gia.
Máy bay có 10 giá treo dưới cánh, cho phép nó tăng cường các thiết bị tuần tra, giám sát hoặc vũ trang.
Cụ thể các giá treo có khả năng mang tên lửa chống hạm, ngư lôi, thủy lôi và các loại bom bao gồm cả bom hạt nhân nổ dưới nước Mk 101 Lulu và bom hạt nhân B57 của Mỹ.
Ra đời nhằm mục tiêu săn ngầm và tuần tra hàng hải nên P-3 Orion sở hữu hệ thống radar và thiết bị dò sonar cực mạnh, giúp phát hiện tàu ngầm, tàu chiến địch.
Phần đuôi máy bay gắn thiết bị dò từ tính MAD, giúp phát hiện tàu ngầm di chuyển sâu dưới mặt biển.
Thiết bị này dễ bị nhiễu động nên nó được đặt ở phần đuôi máy bay, cách xa các thiết bị khác.
Một trong những vũ khí đặc biệt của P-3 Orion là các phao Sono chủ động và thụ động, giúp tăng cường khả năng định vị tàu ngầm của máy bay.
Sau khi rời máy bay, một phần phao Sono sẽ chìm xuống biển và bung ăng ten để nghe ngóng tín hiệu từ tàu địch.
Hai phao chủ động và thụ động giúp xác định chính xác vị trí tàu ngầm đối phương.
Ngoài ra, P-3C Orion còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử AN/ALQ-78, giúp phát hiện, đánh chặn và định vị tín hiệu của đối phương.
Ngoài ra, thiết bị này cũng có khả năng phân tích nguồn năng lượng bức xạ điện từ phát ra từ radar kiểm soát hỏa lực của địch để xác định nguy hiểm.
Giá thành mỗi chiếc P-3C hiện nay rơi vào khoảng 80-90 triệu USD tùy thuộc vào loại trang thiết bị được bổ sung.
Với tải trọng lên tới 9 tấn, tùy vào khối lượng bom, P-3 Orion có thể mang tới hàng chục quả thực hiện các phi vụ ném bom rải thảm với sức hủy diệt vô cùng khủng khiếp.
Đặc biệt, P-3 Orion có thể mang các tên lửa tấn công mặt đất như AGM-65 Maverick hay AGM-84 SLAM-ER.
Mỗi chiếc P-3C Orion có thể mang theo 4 ngư lôi hạng nặng trong thân để tấn công tàu ngầm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo