"Sát thủ săn ngầm" Tu-142 của Nga thị uy ngay trước mũi NATO
Hai máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142 của Nga vừa mới thực hiện các chuyến bay qua vùng biển Đại Tây Dương ngay trước thềm NATO tiến hành tập trận.
NATO tuyên bố hỗ trợ tên lửa phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ để chống Syria- Nga / Thổ Nhĩ Kỳ lưỡng nan giữa Nga và vị thế trong NATO
Sputnik đưa tin theo phát ngôn viên của Hạm đội phương Bắc của Nga, “hai phi hành đoàn điều khiển máy bay săn ngầm tầm xa Tu-142 đã hoàn thành sứ mệnh bay trên khu vực bán đảo Iberia thuộc Đại Tây Dương”.
Cũng theo phát ngôn viên của Hạm đội phương Bắc, hai “sát thủ săn ngầm” Tu-142 đã bay qua các vùng biển trung lập trên Đại Tây Dương, Biển Na Uy, Biển Barrent và Biển Bắc. Hoạt động bay của 2 chiếc Tu-142 kéo dài 15 giờ đồng hồ.
Chuyến bay của hai “sát thủ săn ngầm” Tu-142 diễn ra ngay trước thời điểm NATO tiến hành cuộc tập trận mang tên “Cold Response 2020” từ ngày 9/3 tại Na Uy. Khoảng 15.000 quân nhân bao gồm 6.000 binh sĩ nước ngoài tham gia cuộc tập trận này.
Các máy bay thường được không quân Nga sử dụng để tuần tiễu và thu thập tin tức gần không phận Mỹ và NATO thường là máy bay ném bom Tu-95 và máy bay trinh sát săn ngầm Tu-142.
Việc tiếp tục cho "sát thủ săn ngầm" cực mạnh Tu-142 cho thấy động thái của Nga là sẽ luôn theo dõi mọi biến động của NATO, từ đó sẽ có hành động đáp trả thích hợp.
Máy bay trinh sát và săn ngầm Tu-142 là biến thể đặc biệt của máy bay ném bom Tu-95 với khả năng hoạt động 16 giờ liên tục cùng với kho vũ khí săn ngầm cực mạnh.
Mẫu thử nghiệm của Tu-142 có chuyến bay đầu tiên vào ngày 18/7/1968 và được giới thiệu chính thức vào tháng 12/1972.
Tu-142 có trọng lượng cất cánh 190 tấn, nhờ trang bị những động cơ cực khỏe nên nó có thể bay với tốc độ 735 km/giờ.
Trần bay của Tu-142 là 12.000-13.000m, bán kính chiến đấu 5.200 km.
Phi hành đoàn của Tu-142 gồm 9 người, có chỉ huy, phó chỉ huy, hoa tiêu, kỹ sư, nhân viên phụ trách thiết bị dò tìm.
Máy bay được trang bị 4 động cơ tuốc bin 2 cánh quạt trái chiều NK-12MP (động cơ mạnh nhất dòng động cơ phản lực cánh quạt).
Tu-142 có thể thực hiện các nhiệm vụ thám hiểm đại dương đường dài, hoạt động tìm kiếm cứu hộ, theo dõi tàu ngầm hạt nhân đối phương.
Về vũ khí, Tu-42 sở hữu pháo 23 mm, mang 400 phao sonar, bom FAB-250, bom chống tàu ngầm PLAB-50 và PLAB-250, ngư lôi, mìn biển, tên lửa không đối không.
Hiện Tu-142 đang giữ vị trí là máy bay trinh sát săn ngầm lớn nhất thế giới.
Ngoài việc chúng được sử dụng bởi lực lượng hải quân thuộc quân đội Nga thì Tu-142 cũng góp mặt trong biên chế quân đội Ấn Độ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo