Cường quốc quân sự số hai NATO hết tên lửa sau 2 tuần tham chiến tại Syria?
Mặc dù sở hữu lực lượng vũ trang có quy mô rất lớn, được đánh giá đứng thứ hai trong khối quân sự NATO chỉ sau Mỹ, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại bị chê trách là không sẵn sàng cho một cuộc chiến dài hơi.
Pháo phòng không Thổ Nhĩ Kỳ bắn đỏ rực trời đỡ đòn tấn công từ Syria / UAV Orlan-10 của Nga bị bắn hạ tại Syria
Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ có 3.200 xe tăng chiến đấu chủ lực, chủ yếu là nhập khẩu từ Đức và Mỹ, bao gồm Leopard 1/2 của Đức, M60 Patton và M48 mua từ Mỹ, ngoài ra còn có xe tăng Altay do họ tự chế tạo.
Đáng chú ý nhất trong binh chủng thiết giáp của Thổ Nhĩ Kỳ là 354 chiếc Leopard 2, 397 chiếc Leopard 1, và khoảng 932 chiếc M60 (trong đó rất nhiều xe đã được nâng cấp lên chuẩn M60TM).
Ngoài ra lực lượng mặt đất Thổ Nhĩ Kỳ còn có khoảng 9.500 xe bọc thép các loại, phần lớn do công nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất, cùng một số xe nhập khẩu từ Mỹ.
Pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 1.120 pháo tự hành, 1.200 pháo kéo xe, 350 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt. Đặc biệt Ankara đã nhập khẩu hệ thống WS-1B của Trung Quốc và "nội địa hóa" thành T-300 Kasirga.
Vũ khí đáng gờm khác của pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ là 227 tổ hợp pháo tự hành bánh xích T155 Firtina cỡ 155 mm, đây là phiên bản K9 Thunder của Hàn Quốc, đã phát huy vai trò rất lớn trên chiến trường Syria.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là lực lượng có sức mạnh hàng đầu khu vực Tây Á và Đông Nam châu Âu. Xương sống của họ là 245 tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất.
Tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ phần nhiều ở biến thể Block 50/52 có tính năng kỹ chiến thuật được đánh giá rất cao, chúng đảm nhiệm tốt cả vai trò không chiến lẫn tấn công mặt đất.
Ngoài ra Thổ Nhĩ Kỳ còn có 49 tiêm kích F-4 Phantom 2 nâng cấp, 87 máy bay vận tải các loại và nhiều trực thăng tấn công nội địa T129 ATAK, cũng như máy bay không người lái vũ trang Bayraktar TB2 hay Anka-S.
Mặc dù sở hữu lực lượng vũ trang rất hùng hậu nhưng màn thể hiện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sau 2 tuần tham chiến tại Syria đang bị chỉ trích nặng nề, họ chẳng thể hiện được bao nhiêu ưu thế trước đối phương trong tình trạng kiệt quệ.
Thậm chí mới đây còn xuất hiện thông tin cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã hết tên lửa cho phép họ tấn công vào các vị trí của binh sĩ Syria từ khoảng cách an toàn.
Điều này thể hiện ở chỗ Thổ Nhĩ Kỳ đã phải cầu cứu Mỹ cấp tốc viện trợ thêm tên lửa để duy trì cuộc chiến, vì điều này mà Ankara bị đánh giá là quốc gia NATO yếu kém nhất khi hoàn toàn không chuẩn bị cho tình huống chiến tranh kéo dài.
Theo giới quan sát, do đạn pháo và tên lửa cỡ nhỏ trang bị cho máy bay không người lái được sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho nên rõ ràng Ankara đang đề nghị Washington viện trợ tên lửa không đối đất nhằm tích hợp lên các tiêm kích F-16 của họ.
Nhưng thực tế lại cho thấy rằng trong các trận chiến, tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu ném bom, chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng tên lửa AGM-65 Maverick để tấn công mặt đất.
Chính vì vậy có nhận định cho rằng thực chất Thổ Nhĩ Kỳ chưa hết tên lửa nhưng họ vẫn nêu ra đề xuất này nhằm san sẻ kinh phí chiến tranh cho Mỹ, do vũ khí công nghệ cao có giá thành chẳng rẻ chút nào.
Trước đề nghị của Ankara, đặc phái viên Mỹ tại Syria, ông James Jeffrey tuyên bố Washington sẵn sàng cung cấp cho quân đội đồng minh lượng đạn dược cần thiết, việc giao hàng đã được lên kế hoạch trong tương lai gần.
"Chúng tôi sẵn sàng cung cấp đạn dược, Tổng thống Donald Trump đã đề cập đến vấn đề trên, hàng viện trợ đã sẵn sàng. Là một đồng minh NATO, chúng tôi chia sẻ khó khăn với Thổ Nhĩ Kỳ", ông Jeffrey tuyên bố trên tờ Constantinople.
Sự bổ sung tên lửa từ Mỹ theo đánh giá sẽ giúp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể tung đòn tấn công với cường độ ác liệt hơn nhiều, từ đó mang lại lợi thế lớn cho họ trên chiến trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Theo Global Fire Power, lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ có quân số 412.691 người, đứng thứ trên 14 thế giới, ngoài ra họ còn có khoảng 378.000 quân dự bị.