Quốc tế

“Thợ săn đêm” sẽ rượt đuổi “Apache” cả ngày lẫn đêm

Sản phẩm 305 - Máy bay trực thăng tấn công của Nga được trang bị tên lửa khiến Mỹ phải ngán.

Nga thay thế S-300PS bằng vũ khí đánh chặn cực mạnh / Vũ khí Mỹ tạo cuộc cách mạng với ngòi nổ mới

“Tho san dem” se ruot duoi “Apache” ca ngay lan dem
Ảnh: Trực thăng tấn công Mi-28NM "Thợ săn đêm" của Nga (Ảnh: Gavriil Grigorov / TASS)

Ấn bản The National Interest của Mỹ đã thu hút sự chú ý của độc giả khi nói về phiên bản cải tiến mới của trực thăng tấn công Nga "Thợ săn đêm" Mi-28NM, được trang bị vũ khí tên lửa tân tiến đến mức có khả năng tiêu diệt máy bay chiến đấu F-22 và F-35 thế hệ thứ năm.

"Thợ săn đêm" được cập nhật thực sự có khả năng đánh các mục tiêu trên không, có khả năng tiết chế trực thăng địch, máy bay vận tải và máy bay hàng không đặc biệt - AWACS, máy tiếp nhiên liệu, sở chỉ huy trên không của đối phương.

Khả năng đó của "Thợ săn đêm" được cung cấp bởi tên lửa dẫn đường đa năng hạng nhẹ (LMUR) hay còn gọi là "sản phẩm 305", có trong thành phần của trực thăng. Tên lửa này có tính phổ quát, có khả năng tấn công cả mục tiêu mặt đất đứng yên và di động cũng như mọi sự di chuyển trên không.

Máy bay trực thăng tấn công chủ lực McDonnell Douglas AH-64 “Apache” của Mỹ không có tên lửa “không đối không”, do đó, khi gặp "Thợ săn đêm", nó sẽ phải dùng đến khẩu đại bác hàng không cỡ nòng 30 mm với tầm ngắm 1500 m.

Tất nhiên, có thể bắn ngẫu nhiên từ khoảng cách xa 4.000 m. Song tầm bắn của tên lửa Nga là 25 km. Vì vậy, một cuộc gặp gỡ với Mi-28MN đối với “Apache” sẽ giống như là hành động tự sát.

 

Đúng là, tại một trong những giai đoạn hiện đại hóa “Apache”, Mỹ muốn trang bị cho nó tên lửa phòng không “Stinger”, được sử dụng trong Hệ thống tên lửa phòng không di động. Nhưng ngay cả trong trường hợp mang tên lửa yếu ớt này, nó cũng sẽ được chống chỉ định cho tiếp cận với "Thợ săn đêm".

Tên lửa dẫn đường đa năng hạng nhẹ có một hệ thống điều khiển đặc biệt. Tại giai đoạn đầu của quỹ đạo, nó bay dưới sự điều khiển của hệ thống quán tính. Khi đến gần mục tiêu, đầu dẫn tìm mục tiêu sẽ được khởi động.

Hơn nữa, đầu dẫn tìm mục tiêu có thể hoạt động với cả các mục tiêu nhiệt tương phản, bao gồm cả xe bọc thép hoặc máy bay đang hoạt động, cũng như đối với cả những mục tiêu kỹ thuật ở dạng "nguội", ví dụ như, với xe tăng đã tắt động cơ.

Trong trường hợp này, bộ phận dẫn đường sẽ sử dụng hình ảnh được chụp từ máy ảnh được trang bị cho đầu dẫn tìm kiếm, khi máy đo khoảng cách bằng laser có hoạt động.

Đầu dẫn tìm mục tiêu (GOS) cũng có một kênh nhiệt với bộ tách sóng quang hồng ngoại ma trận băng tần kép. Việc sử dụng cảm biến băng tần kép có thể làm tăng đáng kể khả năng chống nhiễu của đầu tìm kiếm. Cả bẫy nhiệt do đối phương bắn ra hay các nguồn gây nhiễu quang-điện tử đều không thể "đánh lừa" được nó.

 

"Sản phẩm 305", với tất cả sự phức tạp của nó, khác biệt ở chỗ kích thước và trọng lượng không đáng kể, có thể nói, là họ hàng gần nhất của tên lửa tầm ngắn, được trang bị cho máy bay chiến đấu - R-73RDM và AIM-9X. Điều này chưa từng xảy ra trước đây đối với máy bay trực thăng của không quân Nga.

Tên lửa dẫn đường đa năng hạng nhẹ thuộc loại đạn có khả năng “bắn xong rồi quên đi”. Tức là sau khi phóng, hệ thống điều khiển dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu một cách độc lập mà không cần sự trợ giúp của phi công hay người điều khiển máy bay.

Các tên lửa chống tăng, hiện được sử dụng trên máy bay trực thăng của Nga, sử dụng hướng dẫn chỉ huy vô tuyến đến mục tiêu. Điều này có nghĩa là tia radar sẽ chiếu sáng liên tục tên lửa và mục tiêu cho đến khi nó tiếp cận mục tiêu và phát nổ.

Trong khoảng thời gian này, chiếc trực thăng trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương, vì nó không có khả năng cơ động.

Đối với tên lửa “Apache” AGM-114 “Hellfire” của Mỹ, phi công cũng làm điều tương tự sau khi phóng. Tên lửa này có đầu dò laze bán chủ động. Tức là, bộ tiếp nhận ảnh của GOS cũng phải được chiếu sáng liên tục bằng chùm tia laze.

 

Tuy nhiên, khả năng gắn một thứ như AIM-9X vào “Apache” để "săn trên không" không hề đơn giản. Để làm được điều này, hệ thống điện tử trên máy bay sẽ phải được thiết kế lại đáng kể.

Và, đặc biệt là radar, cần phải tăng đáng kể phạm vi phát hiện và xác định mục tiêu. Hơn nữa, radar của trực thăng Mỹ phục vụ cho tên lửa “Hellfire” chỉ có tầm hoạt động 8 km.

Còn đối với trực thăng Nga, nhiệm vụ này đối với cả Mi-28MN và Ka-52 đều đã được giải quyết từng bước. Đồng thời, mục tiêu chính được theo đuổi khi tăng tầm bắn của tên lửa chống tăng “không đối đất” là phải tăng khả năng sống sót của trực thăng.

Thực tế là để phóng tên lửa vào các mục tiêu mặt đất, “Apache” phải đi vào vùng hoạt động của hệ thống phòng không tầm ngắn.

Điều tương tự cũng xảy ra với Mi-28N trước khi nó được đưa đi thử nghiệm trong tình huống thực chiến ở Syria với tên lửa "không đối đất" "Attack", có khả năng xuyên giáp tới 900 mm và tốc độ 1,5 M.

 

Tuy nhiên, tầm bắn 6 km không phù hợp với các mục đích quân sự cho nên sau đó, tên lửa này đã được thay thế bằng "Vikhr-M" có tầm bắn 10 km và tốc độ 2 M.

Nhưng các kỹ sư Nga quyết định không dừng lại ở đó, vì tầm hoạt động của các hệ thống phòng không tầm ngắn của NATO nằm trong khoảng từ 8 km đến 12 km. Trên phiên bản sửa đổi trực thăng hải quân Ka-52 “Katran” đã trang bị tên lửa “Hermes-A” do Phòng thiết kế Tula phát triển, có tầm bắn 20 km.

Trong khi đó, những tên lửa “Hermes” được sử dụng trong các bệ phóng trên mặt đất có khả năng bay ở khoảng cách 100 km.

Tên lửa này, được đưa vào trang bị cho Mi-28NM, phát triển tốc độ 3 M và có khả năng xuyên giáp tới 1.000 mm. Nghĩa là, nó dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.

Để “Hermes-A” có thể được sử dụng chống lại các mục tiêu ở xa như vậy mà không phải xâm nhập vào khu vực cơ sở phòng không của đối phương, các nhà thiết kế đã phải tăng công suất của radar.

 

“Tho san dem” se ruot duoi “Apache” ca ngay lan dem
Rada được lắp đặt trên đỉnh trục cánh quạt của máy bay trực thăng Mi-28H

Radar của "Thợ săn đêm" cũng đã được sửa đổi - nó được đặt trên tâm đỉnh của cánh quạt. Nghĩa là, nó nằm ở phần cao nhất của trực thăng, phía trên cánh quạt chính, tương tự như vị trí của radar “Apache” của Mỹ.

Cách bố trí này đảm bảo tầm nhìn bao quát xung quanh, điều này rất quan trọng khi có cuộc tấn công của kẻ thù từ mọi góc độ. Và cũng cho phép tiêu diệt không chỉ các mục tiêu trước mặt mà còn ở "phía sau".

Nhờ cách thiết kế này, nó cũng có thể tiến hành trinh sát bí mật, ẩn sau những nếp gấp của địa hình, chỉ cần nhô radar lên. Radar là một quả cẩu bằng vật liệu trong suốt bao phủ lên bộ phận phát sóng vô tuyến.

Và giờ đây, khi đã được trang bị tên lửa dẫn đường đa năng, vượt trội về chất lượng so với tên lửa "Hellfire" của Mỹ, chắc "Kẻ săn đêm" phải rượt theo “Apache” trong không phận cả ngày lẫn đêm.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm