“Thủ phủ” tái chế đồ may mặc tại Italy
Châu Âu nỗ lực chế tạo tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh Nga / Các nước giúp Nga "né" lệnh cấm vận dầu diesel như thế nào?
Khi ngành thời trang may mặc toàn cầu đang chuyển mình, hướng tới việc tăng trưởng xanh, giảm phát thải ra môi trường, vai trò của ngànhtái chếtại thành phố của Italy càng quan trọng hơn.
Prato nằm ở Đông Bắc Italy. Thành phố cổ kính này là cái nôi cho ngành công nghiệp tái chế quần áo, thời trang đã qua sử dụng. Ở đây có khoảng 7.000 công ty lớn nhỏ hoạt động trong ngành may mặc, khoảng 150 công ty có tham gia vào quy trình tái chế. Doanh nghiệp gia đình chị Alice đã có tới 4 thế hệ hoạt động trong lĩnh vực tái chế, tái sử dụng đồ may mặc. Đây là một quy trình phức tạp, bắt đầu ở nhà kho phân loại.
"Đầu tiên chúng tôi sẽ phân loại đồ theo màu sắc. Sau đó hệ thống máy móc sẽ xử lý để các mảnh vải vụn quay trở về dạng sợi nhỏ. Chúng tôi cũng sẽ khôi phục màu sắc nguyên bản của sợi vải mà không cần dùng tới màu nhuộm vải", chị Alice Tesi, Giám đốc marketing công ty tái chế đồ may mặc, chia sẻ.
Điều này rất quan trọng, vì trên toàn cầu, 20% ô nhiễm nguồn nước là đến từ hóa chất nhuộm vải được dùng trong ngành thời trang. Đối với một nhà máy tái chế, mục tiêu đặt ra chính là tái chế sản phẩm mà vẫn giữ được sự ô nhiễm ở mức tối thiểu.
Trên toàn cầu, chỉ 1% quần áo bỏ đi được đưa vào nhà máy tái chế. (Ảnh minh họa - Ảnh: FAZ)
"Nguồn nước sử dụng tại nhà máy được khai thác từ độ sâu 150 m, sau đó được lọc và đưa thẳng về nhà máy xử lý nước sạch", chị Alice Tesi, Giám đốc marketing công ty tái chế đồ may mặc, cho biết.
Sản phẩm cuối cùng chính là những sợi vải thô. Sau đó người ta sẽ đóng gói nó và bán ra thị trường, hoặc sẽ dệt thành những mảnh vải để tiếp tục tạo ra các sản phẩm may mặc mới. Những mảnh vải cũ ban đầu sẽ được sống thêm ít nhất một vòng đời nữa.
Mỗi năm, một người châu Âu mua khoảng 26 kg vải vóc quần áo mới, hầu hết trong số đó cuối cùng sẽ đi thẳng ra bãi rác. Còn trên toàn cầu, chỉ 1% quần áo bỏ đi được đưa vào nhà máy tái chế.
"Điều quan trọng là ngành thời trang càng ngày càng cần phải tiến gần tới mục tiêu tái chế, tái sử dụng. Vì chúng tôi biết khả năng của thành phố này cũng không thể đáp ứng 100% nhu cầu tái chế của cả ngành thời trang", ông Fabrizio Tesi, CEO Công ty tái chế đồ may mặc, nhận định.
Tuy nhiên vai trò của các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Prato là rất quan trọng và có thể là hình mẫu hoạt động cho nhiều thành phố khác tại châu Âu. Hiện nay trong thành phố, nhiều cửa hàng thời trang đã bán và vận chuyển ra các nước trên thế giới những sản phẩm quần áo 100% từ nguyên liệu tái chế. Những công ty này lạc quan về doanh thu trong tương lai của họ khi thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Y đang ngày càng quan tâm tới quần áo tái chế, có tác động tốt lên môi trường, thay vì thời trang nhanh giá rẻ và thay đổi chóng mặt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo