Quốc tế

"Thừa cơ hành động": Chiến dịch Ukraine chưa kết thúc, Nga đã nhắm đến mục tiêu tiếp theo?

Chuyên gia tin rằng trong trường hợp chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đạt được mục tiêu đề ra, Nga sẽ tự tin trong việc nhắm đến một mục tiêu mới ngay sau đó.

"Lấy tên lửa Nga đánh quân Nga": Đột nhập xưởng cải tiến vũ khí đặc biệt của Ukraine / Ông Dmitry Peskov: "Đàm phán Nga-Ukraine không đáp ứng được kì vọng, rất ít tiến triển"

Mục tiêu sau chiến dịch Ukraine?

Khi chiến dịch quân sự ở Ukraine vẫn còn đang tiếp diễn, việc dự đoán kế hoạch tiếp theo của Nga là điều còn quá sớm. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng người Mỹ lúc này cần phải chuẩn bị sẵn sàng trước khi Moscow nhắm đến mục tiêu mới.

Theo Walter Berbric, giám đốc sáng lập của Nhóm Nghiên cứu Bắc Cực, mục tiêu tiếp theo của Nga chính là vùng cực phía bắc của Trái đất.

Chuyên gia này lý giải rằng, nguyên nhân thực sự của cuộc khủng hoảng ngày nay bắt nguồn từ việc Tổng thống Vladimir Putin muốn đưa Ukraine trở lại quỹ đạo của Nga.

Vào thời kỳ đỉnh cao, Đế quốc Nga trải dài trên các phần phía bắc của châu Âu và châu Á, chiếm gần 1/6 diện tích Trái đất. Lãnh thổ nước Nga khi ấy không chỉ bao gồm lãnh thổ hiện tại mà còn có cả Ukraine và Phần Lan, cũng như nhiều quốc gia khác ngày nay.

Năm 2005, Tổng thống Putin từng gọi sự sụp đổ của Liên Xô là "thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX". Năm ngoái, nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh "những gì đã được xây dựng trong hơn 1.000 năm qua đã bị mất đi phần lớn".

Chuyên gia Berbric tin rằng trong trường hợp chiến dịch quân sự ở Ukraine đạt được mục tiêu đề ra, Nga sẽ tự tin trong việc mở rộng hơn nữa ảnh hưởng ở Bắc Cực.

Chạy dài theo biên giới trên biển của Nga và Mỹ, đây là con đường thương mại hàng hải ngắn nhất nối Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ; nơi có gần 1/3 lượng hydrocacbon chưa được khai thác trên thế giới; phân bố phong phú lượng cá và các khoáng chất đất hiếm; cũng như là nơi chứng kiến sự cạnh tranh của cả Trung Quốc, Nga và NATO.

Tại Bắc Cực, Mỹ và NATO phải đối mặt với một thực tế khắc nghiệt, đó là không gian-cơ động hàng hải mà liên minh xao nhãng trong 30 năm qua hiện đã bị lấp đầy bởi các lớp năng lực quân sự dày đặc của Nga và các lực lượng xa bở của Trung Quốc.

Tổng thống Vladimir Putin đặt nhiều hy vọng vào Bắc Cực, nên đã dành nhiều tâm huyết xây dựng một hạm đội Bắc Cực, một chuỗi các cảng dọc theo bờ biển phía bắc và các dự án thăm dò năng lượng đầy tham vọng.

Nga cũng muốn bảo vệ khả năng triển khai sức mạnh quân sự từ Bắc Cực đến Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực tới châu Âu trong trường hợp xảy ra xung đột với NATO.

Và một phần quan trọng trong đó là đảm bảo khả năng tấn công của các tàu ngầm tên lửa đạn đạo trên Bán đảo Kola - nơi đóng quân của ⅔ lực lượng tàu ngầm hạt nhân và hạm đội hải quân hùng mạnh nhất của Nga.

Thừa cơ hành động: Chiến dịch Ukraine chưa kết thúc, Nga đã nhắm đến mục tiêu tiếp theo? - Ảnh 2.
Ảnh minh hoạ.
Đề phòng lẫn nhau

Một trong những lý do khác nữa khiến Nga thắt chặt khu vực này có liên quan đến Phần Lan và Thụy Điển. Chiến dịch quân sự ở Ukraine đã mở ra khả năng Thụy Điển và Phần Lan sớm trở thành thành viên của NATO.

Nhưng cũng giống như Ukraine, việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của liên minh là lằn ranh đỏ đối với Nga. Như Điện Kremlin đã cảnh báo vào tuần trước, điều này sẽ dẫn đến "những hậu quả chính trị và quân sự nghiêm trọng".

Một thử thách lớn khác cho phương Tây là eo biển Bering. Trong những thập kỷ tới, eo biển Bering rất có thể nổi lên như một tâm điểm hàng hải quan trọng trên toàn cầu, nối châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Eo biển Bering cung cấp cho Nga khả năng điều động lực lượng từ Bắc Cực sang Thái Bình Dương và ngược lại. Tuyến đường cũng mang đến cho Nga một đòn bẩy chiến lược để đóng cửa hoặc kiểm soát eo biển.

Ngoài ra, quần đảo Svalbard của Na Uy cũng được cho là một địa điểm quan trọng. Nga muốn khai thác các mỏ khoáng sản và năng lượng lớn xung quanh vùng biển Svalbard. Và từ góc độ quân sự, Svalbard rất quan trọng vì có vị trí chiến lược giữa biển Barents, Greenland và Na Uy.

 

Ai nắm giữ Svalbard sẽ kiểm soát cửa ngõ quan trọng từ Biển Barents đến Bắc Đại Tây Dương . Và đối với Hạm đội Phương Bắc của Nga, Đảo Gấu nằm giữa lục địa Na Uy và hòn đảo cực nam của quần đảo này là chìa khóa để tiến hành các hoạt động chống xâm nhập và mở rộng trên các khu vực hàng hải xa hơn về phía nam, có khả năng đe dọa NATO

Chuyên gia Berbric cho rằng, khi Nga đã lên kế hoạch rõ ràng cho các hành động tiếp theo, phương Tây có lẽ phải sớm chuẩn bị ứng phó cho tình huống ở Bắc Cực trong tương lai.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm