'Tranh cãi' trực thăng Mỹ phá hủy trận địa S-400
Cặp trực thăng hàng đầu của Mỹ xuất hiện tại Ấn Độ / Mỹ từng nỗ lực "làm nhái" trực thăng Mi-24 của Liên Xô như thế nào?
Mục tiêu bị phá hủy trrong video là trận địa phòng không S-400. Để thực hiện nhiệm vụ, trực thăng thế hệ mới Bell 360 Invictus mang theo tới 6 máy bay không người lái (UAV) tấn công cảm tử. Tất cả số vũ khí này được giấu trong khoang vũ khí trong thân.
Khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách vừa đủ, toàn bộ số UAV được phóng đi để săn tìm mục tiêu. Trong khi đó, chiếc trực thăng đứng ở xa để điều khiển và phát động tấn công.
Với kích thước nhỏ chỉ tương đương quả rocket không đối đất và hoạt động gần như không phát ra tiếng ồn. Vì vậy, phát hiện ra cuộc tấn công của những chiếc UAV này là thách thức lớn không chỉ với S-400.
Theo RIA, đây không chỉ là hình ảnh mô phỏng bình thường mà hiện người Mỹ đang phát triển loạt vũ khí tương tự nhằm tìm cách vô hiệu hệ thống phòng không Nga.
Hiện Mỹ cũng đang theo đuổi chiến thuật tấn công phòng không Nga bằng các loại máy bay ném bom chiến lược hoặc chiến thuật tầm xa. Nhưng thay vì mang theo bom nổ, các máy bay này sẽ được mang theo loại "bom máy bay do thám" cỡ nhỏ.
Trong mỗi quả bom giả sẽ chứa một hoặc nhiều máy bay do thám tùy theo kích cỡ của quả bom. Loại máy bay do thám này do Không quân Mỹ tự nghiên cứu và chế tạo, nó có khả năng bay được tới 10 giờ liên tục và có thể di chuyển với tốc độ khoảng 100 km/h.
Các loại máy bay do thám siêu nhỏ này sẽ được triển khai ngay khi quả bom giả còn chưa tiếp đất và chúng sẽ bay ở độ cao thấp, đủ để tránh các loại radar của đối phương phát hiện và thu thập được những dữ liệu tình báo trong khu vực chúng được triển khai.
Khi thu thập được dữ liệu tình báo quan trọng, các máy bay do thám này sẽ tự động kết thúc nhiệm vụ và tự hủy hoặc bay đến một vị trí định sẵn nhằm tránh rơi vào tay đối phương.
Với cách thức trinh sát tiên tiến này phía Mỹ sẽ có thể tung đòn tấn công chính xác vào các mục tiêu quan trọng của đối phương như hệ thống phòng không mà không lãng phí bom vào những mục tiêu giả định hay mục tiêu giá trị thấp.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của RIA, Nga đã biết trước chiến thuật đánh mới của Không quân Mỹ và Moscow đã bắt đầu phát triển biện pháp vô hiệu.
Để vô hiệu đòn đánh bầy đàn theo kiểu thật giả lẫn lộn bằng vũ khí thông minh của Mỹ, hiện Tổng công ty Chế tạo dụng cụ thống nhất (OPK) thuộc Tập đoàn Rostec của Nga đang phát triển loại vũ khí chuyên trị mục tiêu cỡ nhỏ hoặc các máy bay không người lái (UAV) mini Mỹ.
"Để đối phó với các cuộc tập kích ồ ạt kiểu bầy đàn bằng vũ khí cỡ nhỏ của Mỹ, cần có loại vũ khí tác động vào chúng ở cấp độ hoàn toàn khác với trước đây. Để hiện thực hóa cách đánh này, Nga đã bắt tay vào chế tạo được loại vũ khí được coi là khắc tinh của chiến thuật bầy đàn này.
Khí tài này không diệt các mục tiêu về mặt vật lý, không gây nhiễu đối với chúng, nhưng lại chắc chắn loại khỏi vòng chiến các hệ thống vô tuyến điện tử trên khoang của chúng, biến loạt bom giả hoặc UAV do thám cỡ nhỏ thành vô dụng", nguồn tin của OPK cho biết.
Các phương tiện sát thương truyền thống (súng bộ binh, các hệ thống phòng không và các hệ thống tác chiến điện tử thông thường) bất lực ở đây. "Các hệ thống của chúng tôi đơn giản là sẽ không cho phép một bầy robot bay đến điểm đã định", vị đại diện OPK nói.
"Theo kế hoạch, các loại bom giả, UAV mini hoặc trực thăng mang UAV thông minh của Mỹ sẽ tác chiến theo kiểu bầy đàn để gây nhiễu hoặc do thám hệ thống phòng không hiện đại của đối phương, trong đó có S-300, S-400 của Nga.
Tuy nhiên, Nga sẽ khiến chiến thuật của bị phá sản và họ không thể chạm được vào S-400", nhà sản xuất OPK khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo