Quốc tế

1.500 tỷ USD của thế giới đi đâu?

Khoảng 1.500 tỷ USD tiền mặt của thế giới, chủ yếu là các đồng tiền mệnh giá 100 USD, đã “biến mất”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã đưa ra lý giải cho hiện tượng này.

Mỹ đề xuất quản lý máy bay không người lái bằng biển số điện tử / Australia thu hồi tương ớt của triệu phú gốc Việt

1.500 tỷ USD của thế giới đi đâu? - 1
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (Ảnh: Getty)

“Rất nhiều tờ tiền mệnh giá 100 USD được cất giữ trong két của các ngân hàng trên toàn thế giới. Đô la Mỹ được coi là đồng tiền dự trữ của thế giới và mọi người có xu hướng giữ đồng đô la. Lý do là bởi Mỹ là nơi an toàn để đầu tư hay tích trữ tài sản”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin bình luận trong một cuộc trả lời phỏng vấn FOX Business hôm 24/12.

Ông Mnuchin cho biết, ngay cả khi xu hướng tiền điện tử ngày càng phổ biến thì nhu cầu đối với đô la Mỹ vẫn tiếp tục tăng. “Có rất nhiều hình ảnh ông Benjamins trên khắp thế giới”, ông Mnuchin nói. Hình ảnh Tổng thống Mỹ Benjamin Franklin được in trên đô la mệnh giá 100 USD.

1.500 tỷ USD của thế giới đi đâu? - 2
Các ngân hàng trung ương thế giới đang in tiền nhiều chưa từng có. (Ảnh minh họa: Reuters)

Theo dữ liệu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), số tờ tiền mệnh giá 100 USD trong lưu thông nhiều hơn so với đồng 1 USD. Cũng theo FED, ước tính, 80% số đồng tiền mệnh giá 100 USD được lưu thông ở nước ngoài trong năm 2019. Điều này có thể lý giải tại sao người dân ở các quốc gia đặc biệt là những quốc gia có hệ thống tài chính không ổn định thường dùng đô la Mỹ làm tài sản trú ẩn an toàn.

Cũng theo một báo cáo mới đây của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), các ngân hàng trung ương trên thế giới đang in nhiều tiền hơn bao giờ hết nhưng hàng tỷ USD vẫn "biến mất" khó hiểu.

"Người ta cất giấu tiền ở bất kỳ đâu, hoặc chôn trong vườn để rồi bị phân hủy hoặc giấu trên gác mái để rồi bị chuột gặm và xây tổ", Sputnik dẫn lời ông Sven Bertelmann, người đứng đầu Trung tâm phân tích quốc gia thuộc Ngân hàng trung ương Đức, lý giải. Ngân hàng trung ương Đức là một trong những ngân hàng lo ngại nhất về xu hướng này.

 

Cũng theo các chuyên gia, ngoài cất giữ tiền mặt, người giàu còn có xu hướng tích trữ vàng để tránh rủi ro do bất ổn tài chính hay địa chính trị. Theo Goldman Sachs, trong 3 năm qua, khoảng 1.200 tấn vàng cũng "biến mất".

“Rủi ro địa chính trị gia tăng cùng với tình trạng lãi suất âm ở châu Âu có thể là lý do chính đằng sau các khoản đầu tư vàng không thể lý giải trong những năm gần đây”, chuyên gia phân tích Mikhail Sprogis tại Goldman Sachs bình luận. Chuyên gia này giải thích thêm: “Khi tìm cách giảm thiểu rủi ro từ trừng phạt hoặc mức thuế đánh vào nhà giàu, họ có thể mua vàng và trữ chúng trong hầm, nơi các chính phủ khó tiếp cận”.

Lãi suất âm là tình trạng ngân hàng trung ương thu phí giữ hộ tiền cho các ngân hàng thương mại, hay nói cách khác là khi người gửi tiền phải trả phí thay vì được trả lãi suất.

Theo Minh Phương/Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm