Quốc tế

2 thế lực đáng gờm sắp gia nhập, NATO như "hổ thêm cánh": Nga có ngay đòn đáp trả rất rắn!

Xét đến khả năng quân sự, vị trí địa lý và mối quan hệ chặt chẽ với ba nước Baltic, NATO sẽ không có lý do gì để từ chối hai thế lực đáng gờm này. Nga sẽ làm gì.

Phương Tây gia tăng hỗ trợ vũ khí ảnh hưởng ra sao đến xung đột Nga - Ukraine? / Ukraine: khoảng 3.000 binh sĩ thiệt mạng trong 7 tuần giao tranh với Nga

NATO như "hổ thêm cánh"?

Trước những động thái quân sự gần đây của Nga, Thụy Điển và Phần Lan, hai quốc gia truyền thống trung lập hiện đang tiến rất sát đến việc gia nhập NATO, giúp liên minh mạnh mẽ hơn đáng kể.

Lãnh đạo cả hai quốc gia cho biết đơn xin gia nhập chính thức có thể sớm được đệ trình, với triển vọng trở thành thành viên trong mùa hè năm nay.

Tất nhiên, Nga không hài lòng với điều này. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo sẽ triển khai vũ khí hạt nhân ở khu vực Baltic nếu Thụy Điển và Phần Lan tham gia.

Theo Arab News, mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Wales năm đó, các đồng minh đã tạo ra một loại cam kết mới được gọi là các đối tác "cơ hội tăng cường" nhằm tăng cường hợp tác sâu rộng với các nước không thuộc NATO.

Phần Lan và Thụy Điển hiện là hai trong số năm đối tác như vậy.

Cả hai đều đã tham gia các hoạt động do NATO dẫn đầu trong nhiều năm mà không phải là thành viên.

Quân đội Thụy Điển và Phần Lan là một phần trong sứ mệnh của NATO tại Kosovo, và đóng góp cho Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế ở Afghanistan. Thụy Điển cũng tham gia hoạt động của NATO tại Libya vào năm 2011.

Cả hai nước đều duy trì khả năng quân sự vượt xa hầu hết các thành viên NATO hiện có. Hơn nữa, vì đều là quốc gia Bắc Cực, cả hai có thể giải quyết tầm quan trọng và thách thức ngày càng tăng ở khu vực này cũng như đáp ứng nhu cầu của NATO trong việc vạch ra chiến lược mới.

Cả hai quốc gia đều rất quan trọng đối với khả năng phòng thủ của NATO và nếu cần thiết, sẽ có khả năng chi phối được Baltic trong trường hợp có xung đột với Nga.

Về mặt quân sự, ba quốc gia Baltic - Estonia, Latvia và Lithuania - bị cô lập với các thành viên NATO khác. Sẽ cực kỳ khó khăn cho NATO khi đối phó với một sự cố ở Baltic nếu không có sự đồng ý của Phần Lan và Thụy Điển.

Lịch sử đã chỉ ra rằng hầu hết các hoạt động quân sự ở khu vực Baltic đều yêu cầu tiếp cận đường hàng không, đường biển và đất liền của Thụy Điển và Phần Lan.

Tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan sẽ đóng góp rất nhiều vào an ninh chung của liên minh. Xét đến khả năng quân sự của Phần Lan và Thụy Điển, vị trí địa lý ở Biển Baltic, và mối quan hệ chặt chẽ với ba nước Baltic, NATO sẽ không có lý do gì để từ chối.

2 thế lực đáng gờm sắp gia nhập, NATO như hổ thêm cánh: Nga có ngay đòn đáp trả rất rắn! - Ảnh 2.

Nga sẽ làm gì?

Với quan điểm của Thụy Điển và Phần Lan, việc có tư cách thành viên NATO cũng sẽ giúp bản thân họ được đảm bảo an ninh hơn trước cục diện chính trị đang thay đổi ở châu Âu theo cách chưa từng thấy kể từ sau Thế chiến II.

Moscow coi việc nước láng giềng Phần Lan gia nhập NATO là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, vì Mỹ có thể triển khai các thiết bị quân sự tiên tiến ở nước này. Nhưng nhiều khả năng Nga sẽ không cản được nỗ lực gia nhập của hai quốc gia kể trên.

"Trong bối cảnh xung đột hiện tại, hai nước có khả năng được phê duyệt nhanh chóng tư cách thành viên để thể hiện sự đoàn kết và sức mạnh của liên minh trước động thái của Nga", Katharine AM Wright, giảng viên chính trị quốc tế tại Đại học Newcastle, nói với Al Jazeera.

Điện Kremlin đã đe dọa "hậu quả" trong nhiều năm nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin gần đây cho biết Nga sẽ "phải điều chỉnh lại" sự cân bằng ở biên giới.

"Nga đang cố gắng gây ảnh hưởng đến quyết định của Thụy Điển và Phần Lan với tuyên bố nước này sẽ chấm dứt một vùng Baltic không có vũ khí hạt nhân".

"Tuy nhiên, như Tổng thống Lithuania cáo buộc, Nga từ lâu đã có các điểm lưu trữ vũ khí hạt nhân ở Kaliningrad. Chính điều này càng củng cố thêm trường hợp trở thành thành viên NATO".

Tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển sẽ xóa bỏ địa vị trung lập và không liên kết của hai quốc gia và hướng tới việc chấp nhận tư tưởng quân sự hoá về an ninh theo cách tiếp cận chính của phương Tây.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng sẽ không có các động thái rắn mà Nga định áp dụng lên Phần Lan và Thụy Điển vì sự khác biệt lịch sử khi so sánh với trường hợp Ukraine.

"Sẽ khó có khả năng Nga tiến hành một động thái leo thang đáng kể đối với Phần Lan hoặc Thụy Điển, ngay cả trước khi trở thành thành viên NATO", Wright nhấn mạnh.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm