Quốc tế

Nga "xòe bàn tay thành nắm đấm", Ukraine không thể truy kích: Chiến sự đầy kịch tính!

Khi Nga rút lui khỏi Kiev, quân đội Ukraine đã không dám truy kích quy mô lớn vì hiểu rằng đối phương vẫn nắm ưu thế rất lớn.

Tổng thống Colombia tuyên bố sẵn sàng cung cấp nhiên liệu cho Mỹ và EU / Nóng: Mỹ cung cấp vũ khí hạng nặng hơn cho Ukraine khi chiến sự bước sang giai đoạn mới

Tại sao Quân đội Nga rút khỏi Kiev?

Trong những ngày vừa qua, Quân đội Nga ở gần Kiev bắt đầu rút lui về Nga và Belarus một cách có tổ chức; vào ngày 31/3, trinh sát bằng UAV cho thấy, quân Nga đã rút khỏi sân bay Antonov, chỉ cách Kiev 30km về phía tây bắc;

Cùng ngày, Cơ quan Quản lý Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine tuyên bố trên mạng xã hội rằng, tất cả Quân đội Nga đã rút khỏi Khu vực Chernobyl; vào ngày 2/4, Ukraine thông báo rằng, họ đã khôi phục quyền kiểm soát thành phố vệ tinh Irpin gần Kiev.

Cùng lúc đó, hơn 30 thành phố và thị trấn như Butcha, Gostomeli và toàn bộ khu vực xung quanh Kiev đã được Quân đội Ukraine "giải phóng" khỏi Quân đội Nga.

Vậy tại sao Nga từ bỏ bao vây thủ đô Ukraine?

Có thể trong giai đoạn đầu chiến dịch, Quân đội Nga hy vọng sẽ bao vây Kiev với sự hỗ trợ của lực lượng mặt đất và đổ bộ đường không để chờ cơ hội tấn công thành phố.

Tuy nhiên, vì lý do hậu cần và các lý do khác, Quân đội Nga đã bao vây phía bắc Kiev trong nhiều ngày, nhưng không hiệu quả và quyết định rút lui.

Hiện tại, Quân đội Ukraine phòng thủ Kiev đã được tăng cường thêm lực lượng; ngoài ra việc tan băng vào mùa xuân, dẫn đến mặt đất lầy lội, ảnh hưởng đến công tác hậu cần, đẩy Quân đội Nga đang ở thế tiến thoái lưỡng nan xung quanh mặt trận Kiev.

Trước hết, sức mạnh và vũ khí hiện có của Quân đội Nga tại đây không đủ để hoàn thành cuộc phong tỏa; trong khi đó khu vực phía nam Kiev vẫn không bị bao vây.

Thứ hai, với sự xuất hiện của vũ khí hỗ trợ của NATO, cùng quân tiếp viện từ phía tây Ukraine và việc liên tục củng cố công sự, lực lượng phòng thủ của Kiev đã được tăng cường đáng kể; và trên thực tế, Quân đội Nga đã đánh mất cơ hội giành lấy thủ đô.

Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các nhà phân tích cho rằng, "mục tiêu thấp nhất" của Nga, là giành được toàn bộ lãnh thổ Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine (khu vực Donbass).

Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, khu vực do phe ly khai kiểm soát tại Lugansk và Donetsk trên thực tế chỉ chiếm 1/3 diện tích.

Mục tiêu cao hơn của Quân đội Nga trong chiến dịch quân sự lần này là giành quyền kiểm soát hoàn toàn miền đông Ukraine.

Việc Quân đội Nga rút lui tại Kiev cũng cho thấy, Quân đội Nga trên thực tế đã buộc phải từ bỏ mục tiêu khó nhất mà họ muốn hướng tới.

Nga xòe bàn tay thành nắm đấm, Ukraine không thể truy kích: Chiến sự đầy kịch tính! - Ảnh 2.

Chiến thuật "bàn tay xòe" thành "nắm đấm"

Việc Nga rút lui khỏi Kiev chắc chắn sẽ khiến tinh thần và sự tự tin của Quân đội Ukraine tăng cao. Mặc dù vậy, Quân đội Nga cần phải rút lui và bố trí lại vì ba lý do.

Trước hết, về nghệ thuật tác chiến, "quân nặng vây thành kiên cố lâu ngày, là điều tối kỵ đối với quân đội". Do đó, khi Quân đội Nga chưa bị tổn thất trên hướng Kiev, thì việc chủ động rút lui, là phù hợp với lẽ thường.

Thứ hai, Quân đội Nga hiện đang ở thế dàn trải và cần tập trung lực lượng cho hướng chính. Nhìn vào cách triển khai hiện tại của Quân đội Nga, đã tiến vào Ukraine từ 4 hướng đông, nam, bắc và đông bắc; ngoại trừ hướng phía nam, tiến độ của các hướng còn lại đều không như mong đợi.

Sau khi hàng chục nghìn quân được rút về, Quân đội Nga đã có một đội quân cơ động, có thể phá vỡ thế bế tắc, đổi chiến lược "bàn tay xòe" thành "nắm đấm". Nếu lực lượng mới này tiến vào chiến trường Donbass vào thời điểm quan trọng, nó có thể làm thay đổi cục diện chiến trường.

Cuối cùng, so với Quân đội Nga, Quân đội Ukraine khó có khả năng cơ động trên diện rộng. Sau khi Quân đội Nga rút khỏi Kiev, lực lượng phòng thủ dày đặc của Ukraine ở Kiev, cũng có cơ hội điều chỉnh lực lượng.

Nhưng xét về quân số, quy mô lực lượng này, mặc dù đông hơn quân Nga đang vây hãm Kiev, nhưng do lực lượng trang bị kỹ thuật của Quân đội Ukraine bị tổn thất rất lớn, đặc biệt là các phương tiện cơ giới như xe tăng và xe chiến đấu bộ binh, nên hiện tại, lực lượng phòng thủ Kiev thực sự chỉ còn là bộ binh.

Trong khi đó, Quân đội Nga vẫn chiếm hoàn toàn ưu thế trên không; mặc dù lực lượng phòng thủ Kiev có năng lực chiến đấu trong thành phố; nhưng nếu muốn hình thành một lực lượng lớn để tăng viện cho phía đông, có khả năng sẽ thất bại.

Điều này có thể thấy qua việc Quân đội Ukraine đã không dám truy kích quy mô lớn, khi Quân đội Nga rút lui khỏi Kiev vừa qua.

Điều quan trọng là khi Quân đội Ukraine rời thành phố, coi như họ không còn công sự che chở; đây là khi hỏa lực pháo binh, tên lửa và đặc biệt là không quân của Nga phát huy sức mạnh hỏa lực, mà không sợ vướng dân.

Nga xòe bàn tay thành nắm đấm, Ukraine không thể truy kích: Chiến sự đầy kịch tính! - Ảnh 4.

Ba trận chiến cam go

Sau khi Quân đội Nga rút khỏi Kiev, theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, Quân đội Nga sẽ tập trung vào việc đạt được mục tiêu chính, đó là "giải phóng Donbass".

Hiện tại, để hoàn thành nhiệm vụ này, trước tiên Quân đội Nga phải hoàn thành ba nhiệm vụ quan trọng, đó là đánh chiếm Mariupol, thành phố quan trọng trên bờ Biển Azov, tiếp theo là "giải quyết" quân chủ lực Ukraine ở Donbass và cuối cùng là Kharkiv, thành phố lớn nhất ở miền đông Ukraine.

Tin buồn cho Nga là quân Ukraine phòng thủ Mariupol chỉ có khoảng 10.000 người, nhưng họ đã cầm cự được khá lâu; trong khi đó, quân chủ lực Ukraine ở Donbass gấp mấy lần quân phòng thủ Mariupol, các trận địa phòng ngự cũng được Ukraine đầu tư xây dựng trong 8 năm qua, nên việc quân Nga tiêu diệt cụm quân này là không hề đơn giản.

Nếu Quân đội Nga có thể chiến thắng lực lượng chính ở phía đông Ukraine và kiểm soát Donbass, thì họ đã hoàn thành "mục tiêu nhỏ", và nó sẽ trở thành "mục tiêu nhỏ +", bởi vì khi Nga kiểm soát bờ biển Azov và hợp nhất khu vực do Nga kiểm soát thành một, thì đàm phán đang ở vị trí tương đối thuận lợi.

Tình hình chiến sự Donbass thay đổi, cũng liên quan đến kết quả đàm phán giữa hai bên. Vì vậy, Quân đội Ukraine sẽ không bao giờ ngồi yên nhìn quân chủ lực phía đông bị bao vây và tiêu diệt.

Thậm chí không thể tăng viện hoàn toàn cho phía đông thì Ukraine sẽ mở cuộc phản công sang các hướng khác để kìm hãm sức tấn công của quân Nga.

Do đó, mục tiêu tiếp theo khả dĩ nhất của Quân đội Nga là Kharkiv, thành phố lớn nhất ở miền đông Ukraine, một trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thông.

Mặc dù Quân đội Nga hiện đã bao vây một nửa Kharkov, nhưng cuộc bao vây cuối cùng phải được thực hiện sau Donbass.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm