Quốc tế

5 cách hiệu quả để đánh chìm tàu sân bay Mỹ

Tàu sân bay Mỹ được bảo vệ ở mức rất cao, nhưng chúng sẽ sớm phải đối mặt với các loại vũ khí tiên tiến gây ra mối đe dọa nghiêm trọng.

Tu-160 "xuyên thủng" hai chiếc F-35 kèm sát bằng siêu tốc độ? / Tên lửa Nga đánh chặn mục tiêu cao 50km

Nhà phân tích quân sự Robert Farley cho biết, các đối thủ của Washington sẽ luôn tìm mọi cách để tiêu diệt tàu sân bay Mỹ, vì chúng là công cụ ảnh hưởng địa chính trị của chính quyền Hoa Kỳ.

Theo ông Farley, hiện tại có nhiều cách hiệu quả để đánh chìm bất kỳ tàu sân bay nào, chẳng hạn như tàu ngầm hoặc tên lửa hành trình, nhưng hàng không mẫu hạm có mức độ bảo vệ tốt trước các loại vũ khí như vậy.

Trong bài phân tích của mình, chuyên gia Farley đã suy đoán loại vũ khí nào sẽ đe dọa biên đội tác chiến tàu sân bay trong ba thập kỷ tới, nêu tên cho những phương tiện tấn công nguy hiểm nhất.

5 cach hieu qua de danh chim tau san bay My
Biên đội tác chiến tàu sân bay có sức mạnh tấn công và phòng thủ rất lớn

Theo nhà báo, tàu ngầm gây nguy hiểm lớn nhất cho hàng không mẫu hạm, nhưng để tiêu diệt chúng, các biên đội tàu ngầm cần tìm thấy tàu sân bay, chiếm lĩnh vị trí thoải mái và tấn công.

Tuy nhiên, lực lượng hộ tống có thể phát hiện ra tàu ngầm và loại bỏ nó trên đường di chuyển. Từ quan điểm này, các phương tiện không người lái dưới nước sẽ trở thành vũ khí nguy hiểm hơn nữa, vì không giống như tàu ngầm có thủy thủ đoàn, nó không cần phải lo lắng về sự an toàn của mình, ông Farley chắc chắn.

“Các tàu ngầm không người lái giải quyết một số vấn đề. Chúng có thể chờ đợi vô thời hạn dọc theo các con đường tiếp cận tiềm năng, chỉ bắt đầu tấn công sau khi đã xác định được vị trí của tàu sân bay. Trong khi đó các robot ngầm cũng không phải lo lắng về thương vong đối với thủy thủ”, nhà phân tích cho biết.

Tác giả bài báo tin rằng máy bay cũng rất nguy hiểm đối với hàng không mẫu hạm. Tuy nhiên các phi công tấn công những con tàu như vậy có thể gặp phải vấn đề tương tự như tàu ngầm - phản ứng của các hệ thống phòng không từ tàu hộ tống và phòng không của chính tàu sân bay.

Đối với tình huống như vậy, UAV sẽ trở thành một mối đe dọa lớn hơn, chúng không sợ hãi, thậm chí tiến hành được những cuộc tấn công cảm tử liều lĩnh nhất do không có phi công ngồi trong điều khiển.

 

Nhà báo nhấn mạnh: “Không có gì nguy hiểm hơn trên thế giới này ngoài một con robot không còn gì để mất".

5 cach hieu qua de danh chim tau san bay My
Phương tiện tác chiến không người lái sẽ là đối thủ nguy hiểm nhất của tàu sân bay

Một cuộc tấn công vào tàu sân bay có thể được thực hiện không chỉ bằng vũ khí mà còn bằng tác chiến điện tử, chuyên gia lưu ý. Ông nói rõ, rằng những con tàu như vậy hiện có một lớp đệm điện tử phức tạp, được bảo vệ tốt khỏi các tác động bên ngoài, nhưng nó không phải là không thể xuyên thủng.

Theo chuyên gia Farley, kẻ thù có thể "làm mù" con tàu, khai thác vị trí của nó hoặc vô hiệu hóa hoàn toàn các hệ thống phòng thủ, khiến tàu sân bay không còn khả năng tự vệ.

Ông Farley nhấn mạnh, tên lửa siêu thanh được phát triển tích cực ở Nga, Trung Quốc, với tốc độ tương tự tên lửa đạn đạo nhưng chúng có khả năng tiếp cận tàu sân bay theo quỹ đạo không thể đoán trước, nên rất khó để chống lại. Vị chuyên gia nói thêm, loại vũ khí như vậy có thể gây ra sát thương khổng lồ chỉ do động năng, ngay cả khi không sử dụng đầu đạn.

Một vũ khí đầy hứa hẹn khác có khả năng đưa bất kỳ tàu sân bay nào xuống đáy biển là hệ thống quỹ đạo sử dụng thanh xuyên vonfram hoặc các loại đạn động năng khác để bắn trúng mục tiêu mặt đất và phóng trực tiếp từ không gian, nhà phân tích cho biết.

 

Theo ý kiến ​​của ông, những tổ hợp như dự án "Mũi tên của Chúa" từng được Mỹ ấp ủ có khả năng phá hủy hoàn toàn, hoặc khiến một tàu sân bay không thể sử dụng được. Vũ khí trên hiện chưa thành hiện thực nhưng hoàn toàn có thể ra đời trong tương lai gần.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm