Quốc tế

Tên lửa Nga đánh chặn mục tiêu cao 50km

Lực lượng phòng thủ Nga vừa thử nghiệm thành cộng tên lửa đánh chặn thế hệ mới tại thao trường Sary-Shagan ở Kazakhstan.

Loại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến giá thành F-35 tăng vọt / Lục quân Mỹ chuyển mình, thay Không quân phá A2/AD

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tên lửa đánh chặn loại mới sau hàng loạt thử nghiệm đã khẳng định được những đặc tính vốn có của nó, kíp chiến đấu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đánh trúng mục tiêu giả định với độ chính xác theo yêu cầu đề ra.

Ten lua Nga danh chan muc tieu cao 50km
Nga phóng thử đạn đánh chặn 53T6M.

Đạn tên lửa tham gia thử nghiệm được xác định là 53T6M hiện đang phục vụ trong Lực lượng không quân vũ trụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chống lại các phương tiện vũ khí tấn công từ trên không và từ vũ trụ.

Lần gần đây nhất Bộ Quốc phòng thông tin về các cuộc thử nghiệm tên lửa mới thuộc hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại thao trường Sary-Shagan là vào tháng 11/2020.

Trước đó đã có những lần phóng thử diễn ra vào tháng 10/2020, vào tháng 6 và tháng 7 năm 2019, tháng 2, 7, 8, 12/2018 và tháng 11/2017. Đạn tên lửa 53T6M là phiên bản nâng cấp của đạn tên lửa 53T6 Nga triển khai trong hệ thống A-135 Amur từ đầu những năm 1980.

Đạn tên lửa mới có kết cấu hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn và được niêm cất trong ống bảo quản đặc biệt. Cơ cấu dạng này cho phép giảm thời gian phản ứng của hệ thống và đạn tên lửa có thể sử dụng được ngay trong trường hợp khẩn cấp.

Theo các thông tin được công khai, đạn tên lửa 53T6M chính là một thành phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới A-235 Nudol của Nga. Việc trang bị đạn tên lửa đánh chặn mới 53T6M chính là tiền đề để A-235 thay thế cho hệ thống A-135 hiện nay.

 

Nga đang phát triển và hoàn thiện các thành phần của hệ thống và đạn tên lửa đánh chặn A-235. Khác biệt của hệ thống phòng thủ tên lửa mới so với A-135 Amur là việc các thành phần của tổ hợp được đặt trên khung gầm xe dã chiến đặc chủng giúp tăng khả năng cơ động.

Cùng với đó, đạn tên lửa đánh chặn mới cho phép Nudol đánh chặn các mục tiêu ở tầng cao nhất của khí quyển Trái đất. Hệ thống A-235 Nudol được trang bị hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ để xử lý thông tin.

Khả năng đánh chặn của A-235 sẽ được chia làm 3 cấp độ: Đạn tên lửa 51T6 sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500km và tầm cao 800km; tên lửa 58R6 – 1.000km và 120km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350km và độ cao 40-50km.

Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa của đối phương.

Theo chuyên gia quân sự Dmitry Kornev, việc Nga đưa vào trang bị đạn tên lửa 53T6M là động thái hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng tới cân bằng cán cân chiến lược.

 

Xét về mặt kỹ thuật, đây là dòng vũ khí thuần cho nhiệm vụ phòng thủ và là hàng phòng vệ cuối cùng bảo vệ Moscow.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm