Quốc tế

Ai Cập sẽ đưa vào trang bị máy bay chiến đấu Su-35 ngay trong năm 2020

Theo thông tin từ hãng chế tạo hàng không quân sự Sukhoi, lô máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35S đầu tiên cho Không quân Ai Cập sẽ được chuyển giao ngay trong năm 2020. Mốc thời gian này được xác định khi một phần nội dung hợp đồng cung cấp vũ khí cả gói giữa Nga và Ai Cập được công bố.

Vì sao hải quân Trung Quốc đưa máy bay huấn luyện hạng nhẹ lên tàu sân bay? / Mỹ đẩy mạnh thử nghiệm máy bay huấn luyện tiên tiến T-7A Red Hawk

Cụ thể, các khung thân máy bay chiến đấu Su-35S mang số hiệu bắt đầu từ 06411 đã được lắp ráp tại cơ sở của hãng Sukhoi ở Komsomolsk-on-Amur. Đây là số hiệu đặc trưng cho khu vực Bắc Phi và cụ thể chính là Ai Cập. Căn cứ vào tiến trình lắp ráp, 2 máy bay Su-35S mang số hiệu khung 06411 sẽ hoàn thành trong năm 2020 và bàn giao cho quốc gia Bắc Phi này. Đầu năm 2018, Nga và Ai Cập đã đạt được thỏa thuận cung cấp 26 máy bay Su-35S trị giá hơn 2 tỷ USD. Với tiến độ sản xuất hiện tại của Sukhoi, Không quân Ai Cập có thể nhận đủ các máy bay Su-35S vào năm 2023.

Máy bay chiến đấu Su-35S.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá, Ai Cập mạnh tay đặt mua máy bay Su-35S sau khi chứng kiến khả năng tác chiến của dòng máy bay này tại Syria. Không chỉ có Ai Cập, nhiều quốc gia Trung Đông cũng đánh giá cao năng lực chiến đấu của máy bay Su-35S và coi đây là phương án lựa chọn hiệu quả cạnh tranh với các sản phẩm máy bay chiến đấu F-15, F-15 hay Rafale, Typhoon của Mỹ và phương Tây.

Cũng vì vấn đề này, Mỹ đã lên tiếng đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Ai Cập liên quan tới hợp đồng mua máy bay Su-35S. Theo thời báo Wall Street Journal, Washington đang tính tới khả năng áp dụng đạo luật Trừng phạt đối thủ, áp dụng với các quốc gia mua sắm vũ khí, trang bị quân sự từ Nga đối với Ai Cập. Tuy nhiên, việc áp dụng lệnh trừng phạt đối với Ai Cập không dễ dàng khi Cairo đang duy trì dây chuyền lắp ráp máy bay F-16 Fighting Falcon và xe tăng M1 Abrams nội địa. Lệnh trừng phạt có thể khiến các dây chuyền trên bị đình trệ và gây tổn thất đối với các hãng chế tạo Mỹ.

Hiện tại, quân đội Nga vẫn duy trì sự hiện diện của máy bay Su-35S tại căn cứ không quân liên hợp Hmeymin, Syria. Không chỉ đáp ứng tốt nhiệm vụ tiêm kích phòng không, Su-35S còn tham gia nhiều nhiệm vụ tấn công mặt đất nhằm vào các tổ chức khủng bố bằng vũ khí không đối đất chính xác cao. Trong năm 2018, máy bay Su-35S của Nga còn phát hiện và theo sát máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Không quân Mỹ tại khu vực phía Đông Syria.

Máy bay Su-35S trong nhiệm vụ hộ tống trên không phận Syria.

Được coi là phiên bản nâng cấp mới nhất của gia đình máy bay chiến đấu Su-27 Flanker của Nga, Su-35S ưu thế với kết cấu cánh, động cơ, thiết bị điện tử trên khoang và hệ thống điều khiển mới.

Dù được thiết kế với mục đích chính là giành ưu thế trên không, nhưng Su-35S thực tế là dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm với dải công tác rất rộng. Nhiều tính năng của Su-35S tiệm cận với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như Su-57, F-22 và F-35.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm