Algeria có tiêm kích Su-57 là "bài học" cho Ấn Độ
NATO tháo rời gần 500 chiếc xe tăng Leopard-1 để... bán phế liệu / Cuộc đua tiếp tục 'nóng': Mỹ nghiên cứu vũ khí siêu vượt âm 'tự dẫn đường'
Hướng thảo luận chính tại New Delhi liên quan đến việc giới lãnh đạo quân sự và chính trị Ấn Độ vài năm trước đã quyết định rút khỏi chương trình nghiên cứu chế tạo tiêm kích tàng hình FGFA hợp tác với Liên bang Nga.
Được biết khi đó ở Ấn Độ, họ thông báo rằng các thông số kỹ thuật và đặc điểm của chiếc máy bay được tạo ra không phù hợp với yêu cầu. Giới chức quân sự Ấn Độ chỉ ra rằng Su-57 (khi đó vẫn gọi là PAK FA T-50), không có lớp phủ tàng hình hiệu quả và động cơ không cung cấp đủ lực đẩy.
Bên cạnh đó, những “tồn tại”, “vướng mắc” và “thiếu sót” khác cũng được chỉ ra mà phía Ấn Độ không chịu cùng với Nga ngồi lại để khắc phục cũng như tìm phương hướng giải quyết.
Bây giờ, cộng đồng chuyên gia Ấn Độ lưu ý rằng một tình huống nghịch lý đối với nước này sắp xảy ra: họkhông có đơn đặt hàng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm từ nước ngoài (và chỉ có thể đưa ra hai lựa chọn như vậy cho Ấn Độ: Nga hoặc Hoa Kỳ).
Chưa dừng lại đó, New Delhi không có chương trình riêng để tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong 4 - 5 năm tới. Họ có dự án AMCA, nhưng ngay cả khi nó được thực hiện, Không quân Ấn Độ sẽ chỉ nhận được chiếc máy bay đầu tiên thuộc thế hệ thứ năm vào năm 2032 (trường hợp tốt nhất).
Ấn Độ sốt ruột thì vẫn chưa thể có tiêm kích tàng hình thế hệ năm. |
Những lời bình luận phê phán nhằm vào giới lãnh đạo đất nước đã xuất hiện trên báo chí Ấn Độ thường xuyên hơn.
Phản hồi của một số chuyên gia quân sự Ấn Độ: "Nếu Không quân Algeria có tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 sớm hơn, đó sẽ là bài học cho các cơ quan chức năng của chúng ta".
End of content
Không có tin nào tiếp theo