Quốc tế

Mỹ tin tương lai của Hải quân Nga: Vị trí thứ 5

Báo Mỹ cho biết, do kinh tế khó khăn nên những kế hoạch đầy tham vọng của Hải quân Nga khó trở thành hiện thực.

S-70 Hunter được thử nghiệm trong vai trò tiêm kích / Chiến hạm Nga nã tên lửa tại nơi tàu Mỹ xuất hiện

5 tàu chiến nguy hiểm nhất của hải quân Nga

Mới đây Tạp chí Mỹ “Lợi ích Dân tộc” (National Interest - NI) đã có bài viết đánh giá hải quân Nga là một trong những hạm đội mạnh nhất thế giới và các chiến lược gia quân sự của Mỹ đang đánh giá thấp tiềm năng của nó, khiến hải quân Mỹ đối diện với nguy cơ rủi ro cao.

Tạp chí National Interest của Mỹ đã nêu tên 5 tàu chiến nguy hiểm nhất của Hải quân Nga. Đầu tiên sẽ là tuần dương hạm “Peter Đại đế” - tàu tác chiến mặt nước lớn nhất trên thế giới. Nhiệm vụ chính của “Peter Đại đế” trong trường hợp xảy ra xung đột với Mỹ sẽ là truy đuổi và tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.

Chiến hạm mặt nước lớn thứ hai là tuần dương hạm tên lửa động cơ thông thường màn tên “Moskva”, cũng được thiết kế để chống tàu sân bay đối phương. Tàu được đưa vào hoạt động năm 1982.

Đứng thứ ba là tàu hộ tống “Soobrazitelnyy” thuộc lớp tàu “Steregushchiy”. Theo ghi nhận trong bài viết, nó có vũ khí chống hạm, chống ngầm và chống ngư lôi dạng modul. Ngoài ra, tàu còn được trang bị trạm phát hiện mục tiêu thủy âm.

My tin tuong lai cua Hai quan Nga: Vi tri thu 5...?
Các tàu chiến thế hệ mới của Hạm đội Thái Bình Dương-Nga.

Tàu hộ vệ “Nastoichivyi” là soái hạm của Hạm đội Baltic. Chiếc tàu là sự kết hợp thành công giữa tên lửa chống hạm và vũ khí chống ngầm của các tàu hộ tống lớp “Steregushchiy”. Hiện nay, 4 chiếc trong số đó, bao gồm cả tàu “Soobrazitelnyy”, cũng thuộc Hạm đội Baltic.

Tàu sân bay (theo phân hạng của Nga là tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng) “Đô đốc Kuznetsov”, đã mở rộng đáng kể khả năng tác chiến tầm xa của lực lượng hàng không hải quân Nga.

Ngoài ra, tác giả chỉ ra rằng ngoài khả năng tác chiến của máy bay chiến đấu Su-33 và MiG-29K, tàu tuần dương cũng có đầy đủ khả năng tấn công và phòng vệ, với các vũ khí trang bị đáng kể, như tên lửa chống hạm P-700 Granit và hệ thống phòng không Kizhal.

Bên cạnh việc liệt kê những chiến hạm hàng đầu của Nga, trong đó có cả những tàu đã chế tạo từ thập niên 70 của thế kỷ trước, NI cũng có bài viết đánh gia triển vọng top 5 hải quân thế giới đến năm 2030, trong đó, xếp Nga vào vị trí thứ 5, sau Mỹ, Anh, Trung Quốc và Ấn Độ.

My tin tuong lai cua Hai quan Nga: Vi tri thu 5...?
Tàu hộ vệ hạng nặng Đô đốc Makarov, tàu hộ tống dự án 20.380 Soobrazitelnyy.

Triển vọng đến năm 2030 của hải quân Nga

 

Sự kết hợp giữa giá dầu đi xuống và các biện pháp trừng phạt của phương Tây từ việc sáp nhập bán đảo Crimea sẽ gây khó khăn cho bước tiến kinh tế của Nga trong tương lai gần. Sau khi tăng trưởng kinh tế lên đến 6% hàng năm, kinh tế Nga đang suy thoái mà không có dấu hiệu phục hồi trong tương lai gần.

Do đó, kế hoạch thay thế 90% thiết bị quân sự của Nga, bao gồm cả tàu nổi, tàu ngầm và thiết bị hải quân, đã bị đình trệ. Đến năm 2030, vị trí của Nga chỉ là thứ 5 trong danh sách các cường quốc hải quân sau Mỹ, Anh, Trung Quốc và Ấn Độ.

Vị trí của Nga được giữ phần lớn là do hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo của nước này. Tám tàu ​​ngầm Borei, mỗi chiếc mang hai mươi tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava, sẽ được đưa vào biên chế, tạo thành hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớn thứ hai trên thế giới.

Phần còn lại của Hải quân Nga đang dần chìm vào quên lãng, với số lượng tàu chiến mặt nước lớn, tàu ngầm và một hàng không mẫu hạm cũ nát, đang ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, vẫn còn tia hy vọng mong manh còn sót lại, trước khi hết tiền, Moscow đã có những kế hoạch lớn cho hải quân của mình và nếu bằng cách nào đó tìm được nguồn tài trợ, một số dự án tốt có thể được triển khai.

My tin tuong lai cua Hai quan Nga: Vi tri thu 5...?
Tàu hộ vệ Steregushchy thuộc Project 20.380.

Dự án 23000E, hay Shtorm, sẽ là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân dài 330m và lượng giãn nước một trăm nghìn tấn, khiến nó trở thành đối thủ cạnh tranh gần nhất với tàu sân bay lớp Ford của Mỹ.

 

Với động cơ năng lượng hạt nhân mạnh mẽ, tàu sân bay thế hệ mới của Nga sẽ mang tới 100 máy bay, bao gồm cả phiên bản hải quân hóa của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm PAK-FA Su-57.

Ngoài ra còn có tàu khu trục chạy bằng năng lượng hạt nhân khổng lồ lớp Lider, thuộc Dự án (Project) 23560. Với trọng lượng 17.500 tấn và dài hai trăm mét, lớp Lider giống như một tàu tuần dương hơn là một tàu khu trục.

Vũ khí sẽ bao gồm 60 tên lửa hành trình chống hạm, 128 tên lửa phòng không và 16 tên lửa dẫn đường chống hạm. Con tàu đầu tiên dự kiến ​​bắt đầu được sản xuất vào năm 2019, với 12 chiếc sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2025 - một lịch trình đóng tàu đầy tham vọng nhưng rất khó khả thi.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm