Quốc tế

Ấn Độ chốt mua MiG-29 dù Mỹ dọa trừng phạt

Bất chấp việc Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt nếu mua MiG-29 Nga, Ấn Độ vẫn phê duyệt việc mua 21 chiến đấu cơ này.

Arjun Mk II, siêu tăng đầy đau khổ của Ấn Độ / Ấn Độ muốn Nga giao nhanh hệ thống S-400

Theo Sputnik, Hội đồng mua sắm quốc phòng Ấn Độ đã phê duyệt việc mua 21 máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga và hiện đại hóa 59 máy bay chiến đấu loại này trong lực lượng không quân của đất nước với tổng trị giá hợp đồng hơn 984 triệu USD.

"Xét tới nhu cầu tăng cường phi đội máy bay chiến đấu, Hội đồng mua sắm quốc phòng đã phê chuẩn đề xuất mua 21 chiếc MiG-29, hiện đại hóa 59 chiếc MiG-29 hiện có và mua thêm 12 chiếc Su-30MKI của Nga.

Trong khi trị giá hợp đồng mua MiG-29 từ Nga là khoảng 984 triệu USD, Su-30MKI sẽ được mua từ Hindustan Aeronautics Limited với chi phí ước tính 1,42 tỷ USD", thông cáo của phía Ấn Độ nêu rõ.

An chot mua MiG-29 du My noi trung phat
Tiêm kích MiG-29.

Tổng cộng trong cuộc họp, Hội đồng mua sắm quốc phòng đã phê chuẩn việc hiện đại hóa vũ khí của quân đội Ấn Độ với số tiền khoảng 5,1 tỷ USD.

"Một số lượng lớn các dự án này trở nên khả thi nhờ sự chuyển giao công nghệ của Tổ chức nghiên cứu quốc phòng và các phát triển của ngành công nghiệp địa phương.

Trong số này bao gồm đạn Pinaka (cho hệ thống phản lực của tên lửa phóng loạt), hiện đại hóa vũ khí BMP và các thiết vị thu sóng có kèm theo phần mềm cho quân đội Ấn Độ, hệ thống tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa Astra cho Hải quân và Không quân Ấn Độ", Bộ Quốc phòng cho biết.

Quyết định của Bộ Quốc phòng Ấn Độ được đưa ra gần như ngay sau khi Mỹ quyết định làm phức tạp thêm việc bán máy bay chiến đấu của Nga, khi họ tuyên bố bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt ngay cả đối với việc mua sắm tiêm kích MiG-29.

Quốc gia đầu tiên rơi vào lệnh trừng phạt của Mỹ là Ấn Độ khi nước này chuẩn bị ký hợp đồng mua lại 60 khung thân MiG-29 để nâng cấp lên chuẩn MiG-29UPG. Với động thái này, Washington rõ ràng đang tìm cách phá vỡ thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD giữa New Delhi và Moskva.

Hiện tại những lý do để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ vẫn chưa được biết nhưng các chuyên gia quân sự tin rằng lý do chính là bởi New Delhi đã từ chối mua tiêm kích F-21 (bản nâng cấp từ F-16) do Mỹ chào hàng.

Mặc dù lệnh áp trừng phạt đã được Mỹ tuyên bố nhưng nó không khiến Ấn Độ từ bỏ việc mua sắm vũ khí Nga của mình. Theo nhận định của giới chuyên gia, lý do khiến New Delhi tự tin như vậy bởi họ tin rằng Mỹ sẽ không dám trừng phạt nước này vì Mỹ luôn xem Ấn Độ là một đối tác quan trọng và đáng tin cậy mà nước này không muốn đánh mất.

 

Những thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ mức gần bằng 0 tới 15 tỷ USD kể từ năm 2008 đến nay và nhà sản xuất vũ khí Tata Advanced Systems của Ấn Độ được xem là một đối tác chủ chốt của Mỹ.

Tên lửa Harpoon, các loại máy bay trực thăng Apache và Chinook của Mỹ đều được sản xuất một phần tại Ấn Độ. Trong khi đó, các tập đoàn Lockheed Martin và Boeing của Mỹ đều không muốn đánh mất Ấn Độ chỉ vì Nga.

Lý do nữa khiến Mỹ khó có thể quay lưng với Ấn Độ là dầu mỏ. Ấn Độ đến nay vẫn là thị trường tiêu thụ dầu mỏ đầy tiềm năng của Mỹ. Hồi tháng 8/2018, lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sang Ấn Độ đã tăng hơn 20%.

Mỹ hiện giờ là một trong những nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, và là đối thủ chính của Nga-quốc gia không thuộc OPEC. Trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, Mỹ có thể đánh bại Nga trên thị trường Châu Âu, nhưng với Ấn Độ đó là một câu chuyện khác.

Bởi Ấn Độ là một thị trường đang phát triển và luôn có chỗ cho sự tăng trưởng. Giới quan sát cho rằng, trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nga ngày càng trở nên gắn bó thì việc Mỹ phát động cuộc chiến về chính trị và thương mại với Nga trên đất Ấn Độ sẽ là sai lầm.

 

Chính vì vậy, việc Mỹ áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ vì thương vụ tiêm kích MiG-29 gần như không thể xảy ra mà nó chỉ dừng lại ở những tuyên bố.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm