Quốc tế

Ấn Độ dự tính mua 500 tăng T-14 Armata?

Với Ấn Độ, loại xe tăng của Nga này sẽ trở thành những viên ngọc thực sự.

Quân đội Trung Quốc bổ sung vũ khí tác chiến đồi núi ở biên giới Ấn Độ / "Át chủ bài" của quân đội Trung Quốc trong cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ

An Do du tinh mua 500 tang T-14 Armata?
Xe tăng T-14 Armata (Ảnh: Sergey Bobylev / TASS)

Cổng thông tin Internet Trung Quốc Sohu cho biết Ấn Độ có thể trở thành nước nhập khẩu đầu tiên trên thế giới loại xe tăng thế hệ mới T-14 của Nga.

Một số thống kê chứng minh rằng Ấn Độ là quốc gia quan tâm nhất đến xe bọc thép của Nga. Năm ngoái, giấy phép đã được gia hạn cho đến năm 2028, theo đó xe tăng T-90S được sản xuất tại các nhà máy của Ấn Độ.

Cùng thời gian đó, Ấn Độ cũng đã ký kết một hợp đồng để mua 464 xe tăng T-90MS, có khả năng chiến đấu lớn hơn đáng kể.

Và bây giờ, khi xe tăng T-14 đã sẵn sàng hoạt động trong các đơn vị chiến đấu, New Delhi có thể giúp nhà máy Uralvagonzavod triển khai sản xuất hàng loạt các xe tăng này.

Sohu cho biết, Ấn Độ quan tâm đến việc mua 500 xe tăng T-14. Và việc giao hàng có thể bắt đầu sớm nhất là vào năm tới. “Đối với Ấn Độ, quốc gia gần đây đặc biệt coi trọng sự phát triển của quân đội thì loại xe tăng của Nga này sẽ trở thành những viên ngọc thực sự”, bài báo viết.

 

Tuy nhiên, không phải tất cả đều đơn giản như vậy. Thứ nhất, như Ban lãnh đạo của nhà máy Uralvagonzavod đã nêu, việc xuất khẩu chỉ có thể được thảo luận khi tem bảo mật được gỡ bỏ khỏi xe tăng.

Đúng là người ta chưa từng nghe nói về sự cần thiết phải có một thao tác như vậy trong khi liên tục nói về việc xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-57 thế hệ thứ năm mới nhất.

Thứ hai, để bán xe tăng ra nước ngoài, cần phải tạo ra phiên bản sửa đổi xuất khẩu của nó. Giống như T-90 phải có T-90S và T-90MS. Ví dụ, phiên bản xuất khẩu của Su-57 là Su-57E. Và nó đã được đưa ra tại một trong những gian hàng Hội chợ Hàng không quốc tế.

Thứ ba, kể từ năm 2017, Hoa Kỳ đã áp dụng một gói các biện pháp hạn chế “về việc phản kháng lại những kẻ thù của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt” (CAATSA).

Tài liệu này liên quan đến việc trừng phạt không chỉ có Nga (mà trong học thuyết quân sự được gọi là đối thủ của Hoa Kỳ), Iran và Bắc Triều Tiên, mà còn đối với tất cả các quốc gia mua vũ khí của Nga.

 

Trên thực tế, đây là một văn bản kinh tế nhằm định dạng lĩnh vực công nghiệp quân sự của thị trường vũ khí quốc tế cho các công ty Mỹ.

Tuy nhiên, CAATSA không phải lúc nào cũng hoạt động. Ví dụ, ý định của Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không của Nga đã được Washington đón nhận bằng những cơn thịnh nộ.

Không biết bao nhiêu lời đe dọa đã nhằm vào Ankara. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không từ bỏ ý định mua lại hệ thống phòng không S-400 hiệu quả của Nga. Và đây là tiền lệ - một quốc gia NATO mua vũ khí từ một kẻ thù tiềm năng của NATO.

Mặc dù đã hết sức cố gắng ngăn cản, nhưng Washington cũng đã không thể đe dọa được Ai Cập, nước đã đặt mua trực thăng K-52K Katran và máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Hơn bảy mươi quốc gia là khách hàng thường xuyên của công ty Dịch vụ quốc phòng Nga Rosoboronservis.

Với Ấn Độ, thậm chí còn khó xử lý hơn. Bởi vì Ấn Độ đại diện cho một thị trường vũ khí khổng lồ, mà Hoa Kỳ đã chèo kéo trong những năm gần đây. Do đó, người Mỹ đôi khi phải chịu đựng "Thói tự tung tự tác của New Delhi".

 

Chẳng hạn, Ấn Độ đang có ý định từ bỏ máy bay chiến đấu F-21 (Phiên bản F-16 cho Ấn Độ), tham gia mua 114 máy bay chiến đấu hạng trung. Điều này làm tăng cơ hội giành được gói thầu cho MiG-35 của Nga.

Nhưng Nga cũng có mối quan hệ khó khăn với New Delhi. Ấn Độ đã mua S-400 của Nga, vì không ai có thể cạnh tranh với hệ thống này. Còn việc hợp tác phát triển máy bay thế hệ thứ năm tuy đã được mã hóa thành công trên cơ sở của Su-57, nhưng hai bên đã không tìm được tiếng nói chung.

Ấn Độ rút khỏi dự án, với lý do máy bay không quá thành công, nhưng khá nhiều trang thiết bị và vũ khí cho Hải quân của Nga vẫn được Ấn Độ đặt mua. Và dĩ nhiên, T-14 cũng sẽ có mặt trong quân đội Ấn Độ. Bởi vì trong thị trường xe tăng thì phẩm chất chiến đấu của T-14 hơn hẳn các loại xe tăng khác.

T-14 là xe tăng được bảo vệ nhiều nhất. Nó có khả năng kích nổ mìn chống tăng từ xa. Không giống như những tổ hợp phòng thủ tích cực được sử dụng trên xe tăng của NATO, tổ hợp phòng thủ tích cực của T-14 có khả năng chống đỡ cả đạn pháo xuyên thép.

Khẩu pháo cỡ nòng 125 mm được đặt trong một tháp pháo không người. Đây sẽ là khẩu pháo có hỏa lực mạnh nhất cho đến khi nào công ty Rheinmetall của Đức phát triển loại súng cỡ nòng 130 mm mới. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra trong những năm cuối của thập kỷ.

 

Những lợi thế vốn chỉ có trên T-14 được thêm vào là vị trí của kíp lái được đặt trong một khối bọc thép. Tất cả các cơ chế và quy trình sử dụng của xe tăng đều được điều khiển bằng bàn phím và bàn di chuột.

Khả năng thay đổi trình nhiệt của xe tăng khi có mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đầu tự dẫn hồng ngoại, cũng như trình từ trường khi vượt qua các bãi mìn từ tính.

Hệ thống treo chủ động cho phép phát triển trên địa hình gồ ghề tốc độ 90 km / h. Súng máy, hoạt động với radar có lưới an-ten đóng vai trò bảo vệ chống đạn và nhiều chi tiết nữa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm