Quốc tế

Kho hạt nhân Ấn Độ vẫn 'chạy dài' sau Trung Quốc

Dù ngân sách quốc phòng năm 2019 tăng hơn 7% so với năm trước, nhưng kho hạt nhân của Ấn Độ vẫn 'chạy dài' sau Trung Quốc.

Mỹ tụt hậu 5 năm so với Nga trong việc chế tạo vũ khí siêu thanh? / Ba Lan liệu có sẵn sàng để Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân?

Theo Sputnik, cuốn niên giám 2020 của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay, dù số lượng đầu đạn hạt nhân trong năm 2019 đã giảm, nhưng tất cả các nước sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí quốc gia.

Tuy nhiên, Ấn Độ, quốc gia đang tham gia cuộc đua vũ khí hạt nhân lại “đang chậm lại tiến độ tăng cường quy mô và đa dạng hóa” lực lượng hạt nhân.

Kho hạt nhân Ấn Độ vẫn 'chạy dài' sau Trung Quốc
Kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ vẫn 'chạy dài' sau Trung Quốc. (Ảnh: AP)

Dữ liệu các lực lượng hạt nhân của SIPRI cho thấy, Trung Quốc sở hữu 209 đầu đạn hạt nhân vào tháng 1/2019 và tăng lên thành 320 vào tháng 1/2020. Trong khi đó, kho đầu đạn hạt nhân của Ấn Độ được dự báo là từ 130 – 140 cho tới 150. Song kho hạt nhân của Ấn Độ vẫn nhỏ hơn so với Pakistan, quốc gia được cho sở hữu từ 150 – 160 đầu đạn vào tháng 1/2019 và tăng lên thành 160 vào tháng 1/2020.

Ấn Độ hiện là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về chi tiêu quân sự chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Trong năm 2019, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ đạt 71,1 tỉ USD, tăng 6,8% so với năm trước. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn đứng sau hai đối thủ đang xảy ra tranh chấp biên giới là Trung Quốc và Pakistan về quy mô kho đầu đạn hạt nhân.

Cũng theo SIPRI, Trung - Ấn đang rơi vào cảnh căng thẳng do những xung đột biên giới kéo dài suốt một tháng qua. Hai quốc gia này cũng đang “ở giai đoạn giữa của chương trình hiện đại hóa quy mô lớn kho hạt nhân”. Nói cách khác, hai nước đang lần đầu tiên phát triển cái gọi là bộ ba hạt nhân gồm tàu ngầm, tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom. Thậm chí, Trung Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược lâu dài về việc phát triển và triển khai năng lực phòng thủ hạt nhân trên biển.

SIPRI nhấn mạnh thêm, trong thời gian qua, Trung Quốc đã cho mở rộng kho hạt nhân bằng cách hiện đại hóa và đa dạng hóa vũ khí. Nhưng chính phủ Trung Quốc nhiều lần khẳng định tuyệt đối cam kết thi hành “chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước vào bất cứ thời điểm, bất cứ hoàn cảnh, cũng như không dùng và không đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại các nước không có vũ khí hạt nhân hoặc những khu vực phi vũ khí hạt nhân”.

Vào năm 2019, Ấn Độ lại khiến nhiều nước nghi ngờ về việc quốc gia này có thể thay đổi học thuyết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên vốn được thông qua vào năm 1998, để theo đuổi chính sách hạt nhân cứng rắn hơn nhằm đối phó với các nước khác.

 

Cụ thể, hồi tháng 8/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh từng chia sẻ trên Twitter rằng, “Ấn Độ lâu nay đã tuân thủ học thuyết không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên. Nhưng mọi chuyện trong tương lai còn phụ thuộc vào tình hình”.

Theo SIPRI, việc sở hữu kho hạt nhân có quy mô nhỏ hơn khiến New Delhi cảm thấy lo ngại trong quá trình giải quyết những căng thẳng ở biên giới phía tây và phía bắc, khu vực giáp với Pakistan và Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện là một trong 5 cường quốc hạt nhân nằm trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Kho hạt nhân của Trung Quốc được cho có thể sánh ngang với Anh và Pháp khi sở hữu khoảng 200 – 300 đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, Nga và Mỹ mỗi nước sở hữu hàng chục ngàn vũ khí hạt nhân trong giai đoạn đỉnh điểm thời Chiến tranh Lạnh. Song kho hạt nhân của hai nước này đã giảm còn khoảng 4.000 đầu đạn ở mỗi nước.

Mới đây, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu là ông Hu Xijin còn đăng đàn kêu gọi quân đội Trung Quốc tăng số lượng đầu đạn hạt nhân để ngăn chặn cái gọi là “sự phi lý ngày càng lớn của Mỹ”.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), chia sẻ trên mạng xã hội, ông Hu nhấn mạnh Trung Quốc nên tăng cường số lượng đầu đạn hạt nhân lên 1.000 bao gồm sở hữu ít nhất 100 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-41 với tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ.

 

DF-41 hiện là ICBM phóng từ mặt đất mạnh nhất của quân đội Trung Quốc và 16 ICBM DF-41 đã xuất hiện trong lễ diễu binh mừng Quốc khánh Trung Quốc vào ngày 1/10/2019. Đáng nói, mỗi ICBM DF-41 có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm