Quốc tế

Ấn Độ mua 400 chiếc T-90S dù đã có giấy phép sản xuất

Lãnh đạo Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugayev cho biết, Ấn Độ vừa quyết định mua thêm 400 chiếc tăng T-90S của Nga.

Lộ cách giấu vũ khí độc đáo của phiến quân Houthi / Mỹ chuẩn bị gửi cho Ukraine một loạt vũ khí mới

Phát biểu trên Kênh Rossiya-24 TV, ông Shugayev cho biết: "Các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã quyết định tăng cường mua xe tăng T-90S với số lượng 400 chiếc cho đến năm 2028".

Thông tin được phía Nga đưa ra được đánh giá là khá bất ngờ khi hồi cuối năm 2019, Ấn Độ đã phải trả cho Nga 1,2 tỷ USD để mua về bản quyền sản xuất xe tăng T-90S tại Ấn Độ.

An mua 400 chiec T-90S du da co giay phep san xuat
Xe tăng Ấn Độ.

Hợp đồng giữa các bên đã được ký kết, thỏa thuận này quy định, Công ty nắm bản quyền sản xuất xe tăng T-90 của Nga là Uralvagonzavod và cơ quan xuất khẩu vũ khí của Nga Rosoboronexport sẽ được trả 1,2 tỷ USD để chuyển giao công nghệ.

Trong khi công ty Ordnance Factory Board (OAB) thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ sẽ được trả 1,92 tỷ USD chi phí sản xuất 464 xe tăng T-90S trang bị cho quân đội nước này.

Giới chuyên gia cho rằng, việc Ấn Độ tiếp tục phải mua xe tăng Nga cho thấy nhiều điều về ngành công nghiệp quốc phòng nước này, đặc biệt là sản xuất xe tăng dù đã có trong tay bản quyền sản xuất Nga chuyển giao.

Công nghiệp quốc phòng chính là tổng hòa của nhiều ngành công nghiệp cơ bản kết hợp với chiến lược và nhu cầu phát triển vũ khí, trang bị của quân đội. Muốn có nền công nghiệp quốc phòng phát triển, thì cần có nền công nghiệp cơ bản phát triển tương ứng, cũng như các kinh nghiệm phát triển đúc kết qua nhiều thập kỷ.

Điều này giúp lý giải tại sao trên thế giới có rất nhiều quốc gia nhập khẩu vũ khí, nhưng chỉ có số ít quốc gia xuất khẩu. Điểm qua danh sách các quốc gia xuất khẩu nhiều thập niên qua như: Nga, Anh, Pháp, Đức, Mỹ… đều là quốc gia có nền công nghiệp cơ bản cực kỳ phát triển, cũng như kinh nghiệm tích lũy trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng có thể nói là hàng thế kỷ. Và Ấn Độ thiếu điều này!

 

Vấn đề trên kết hợp với việc đặt mục tiêu quá cao cho nền công nghiệp quốc phòng nội địa của Ấn Độ đã khiến các chương trình phát triển vũ khí của nước này trở nên đuối sức.

Những vấn đề kỹ thuật gần như không đủ khả năng để kiểm chứng và khắc phục hay thiếu tài liệu thử nghiệm đã khiến quá trình phát triển vũ khí nội địa của Ấn Độ kéo dài, thậm chí là phải giảm tính năng và khả năng chiến đấu.

Ví dụ cho vấn đề này không khó khi nhìn vào chương trình phát triển xe tăng Arjun và Tejas… của Ấn Độ. Đây chính là vấn đề quan trọng khiến vũ khí nội địa Ấn Độ vừa ra đời đã lạc hậu vì quá trình thiết kế và phát triển kéo dài tới hàng chục năm.

Một hướng phát triển của các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng đi sau chính là thành lập các liên doanh với nhà thầu vũ khí lớn, mua bản quyền chế tạo để từ đó hấp thu công nghệ và rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng lên vũ khí nội địa.

Ấn Độ cũng đã nỗ lực thu hút các nhà thầu vũ khí quốc tế hợp tác chuyển giao công nghệ thông qua các chương trình mua sắm vũ khí lớn, nhưng hiệu quả đạt được chưa đáng kể, mà ngược lại còn bị chính các nhà thầu vũ khí bằng nhiều cách khác nhau khiến Ấn Độ phụ thuộc vào họ.

 

Chuyên gia phân tích quân sự Ấn Độ Anil Chopra nhận định: "Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng, không một nhà thầu quốc tế nào muốn New Delhi sở hữu đầy đủ công nghệ để tự chủ hoàn toàn". Và có thể đây chính là lý do Ấn vẫn phải mua tăng Nga dù được phép sản xuất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm