Thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu
Lực lượng Không gian Mỹ sử dụng vũ khí gì? / Lộ cách giấu vũ khí độc đáo của phiến quân Houthi
Ngày càng có nhiều vũ khí được xuất khẩu đến khu vực Trung Đông - nơi đang diễn ra nhiều cuộc xung đột.
Những "ông lớn" trong ngành sản xuất vũ khí toàn cầu
Theo nhận định của SIPRI, trong 5 năm qua, thị trường buôn bán vũ khí toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ. Không có quốc gia nào xuất khẩu nhiều thiết bị quân sự hơn Mỹ và cũng không có quốc gia nào mua nhiều vũ khí hơn Arab Saudi.
Trong quãng thời gian từ 2015- 2019, thương mại vũ khí quốc tế đã tăng hơn 5% so với thời điểm 2010-2014, tăng 20% so với quãng thời gian từ 2005 - 2009. Sự gia tăng này rất đa dạng, không đồng đều giữa các khu vực.
Báo cáo cũng cho thấy, kể từ năm 2015, 61% vũ khí đã được bán cho khu vực Trung Đông. Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên tờ DW (Đức), ông Pieter Wezeman, chuyên gia nghiên cứu vũ khí của SIPRI lý giải rằng, sở dĩ vũ khí được bán chủ yếu cho khu vực Trung Đông là do xung đột trong khu vực gia tăng.
Mỹ, Nga và Pháp là ba quốc gia đứng "top" đầu về buôn bán vũ khí trên toàn cầu. |
5 quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất chiếm hơn 3/4 thương mại toàn cầu về thiết bị quân sự. Mỹ, Nga và Pháp là ba quốc gia đứng "top" đầu về buôn bán vũ khí. Trong quãng thời gian từ 2015-2019, xuất khẩu vũ khí của Mỹ đã tăng 23% so với 5 năm trước.
Khách hàng lớn nhất của Mỹ là Arab Saudi, Australia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Nhìn chung, hơn 1/3 tổng số vũ khí được giao dịch trên toàn thế giới hiện được sản xuất tại Mỹ.
Chuyên gia Wezeman cho rằng, Mỹ có ngành công nghiệp vũ khí lớn và điều quan trọng là Mỹ có nhiều khách hàng "truyền thống".
"Hơn nữa, Washington coi xuất khẩu vũ khí là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại và an ninh. Mỹ xuất khẩu vũ khí để kết bạn, tạo đồng minh và đảm bảo rằng họ có thể hợp tác với các quốc gia khác trong các hoạt động quân sự", ông Wezeman nói.
Nga vẫn là nhà sản xuất vũ khí lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, doanh số sản xuất vũ khí của Nga đã giảm 18% trong năm năm qua. Pháp trở thành quốc gia sản xuất vũ khí lớn thứ ba với số lượng vũ khí xuất khẩu tăng 72% so với giai đoạn 5 năm trước.
Nhà khoa học chính trị Max Mutschler, thuộc trung tâm nghiên cứu xung đột và hòa bình của Đức cho biết, Pháp đã đạt được một số thỏa thuận lớn với Ai Cập, Qatar và Ấn Độ trong việc cung cấp vũ khí, máy bay chiến đấu và tàu chiến.
Buôn bán vũ khí gia tăng đồng nghĩa với tình trạng bất ổn leo thang
Đức tiếp tục đứng thứ tư trong số các nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới. Từ năm 2015-2019, xuất khẩu vũ khí của Đức tăng 17%, mặc dù Arab Saudi, một trong những khách hàng lớn của Đức đã bị đưa vào "danh sách đen" và Đức ngừng xuất khẩu vũ khí sang Arab Saudi.
Đức là thành viên NATO và hiện quốc gia này cũng cung cấp số lượng vũ khí đáng kể cho các quốc gia không thuộc NATO, hay còn gọi là "nước thứ ba". Chuyên gia Mutschler cho biết, "trong báo cáo của SIPRI, chúng tôi có đề cập đến Algeria là quốc gia mua nhiều vũ khí của Đức, sau Hàn Quốc và Hy Lạp".
Qatar và Ai Cập cũng là những quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí của Đức trong những năm gần đây. "Ngoại trừ năm 2019, trong vài năm gần đây, "các nước thứ ba" luôn chiếm hơn 50% doanh số xuất khẩu vũ khí của Đức. Điều này cho thấy tình trạng bất ổn, những cuộc xung đột đang diễn ra", ông Mutschler nói thêm.
Những "ông lớn" trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí. |
Ông Armin Papperger, Giám đốc điều hành của công ty vũ khí lớn nhất nước Đức - Rheinmetall cho biết, ngành công nghiệp vũ khí đang phát triển và lợi nhuận của Rheinmetall không ngừng tăng lên. Ông Papperger còn nói rằng "đây là thời điểm đặc biệt để mua sắm vũ khí, đạn dược hoặc phương tiện quân sự".
Được biết, báo cáo của các nhà nghiên cứu SIPRI tập trung vào các xu hướng quốc tế dài hạn. Dữ liệu được tính trên cơ sở khối lượng giao dịch vũ khí, không phải giá trị tài chính. Do đó, báo cáo SIPRI không hiển thị số liệu tuyệt đối hoạt động mua bán vũ khí bằng euro hay USD.
Khi được hỏi, chuyên gia SIPRI Wezeman ước tính, khối lượng giao dịch vũ khí quốc tế vào khoảng 80- 100 tỷ USD/ năm. Điều này có nghĩa là thương mại quân sự chiếm ít hơn 1% thương mại toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo