Quốc tế

Ấn Độ muốn tự chủ sản xuất từ súng trường đến tiêm kích, và cả tàu ngầm

Quân đội Ấn Độ từ nay sẽ chủ yếu sử dụng hàng sản xuất trong nước mỗi khi muốn trang bị mới vũ khí, khí tài cho quân chủng nào đó, từ súng trường bắn tỉa, máy bay đến tàu chiến.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đặt hàng 6 trung đoàn pháo phản lực Pinaka / Vì sao Su-30MKI Ấn Độ đắt gấp đôi Su-30SM Nga?

Ấn Độ muốn tự chủ công nghệ quân sự, kể cả tàu ngầm.

Ấn Độ muốn tự chủ công nghệ quân sự, kể cả tàu ngầm.

Tháng trước, chính phủ Ấn Độ đã công bố danh sách 101 thiết bị quân sự sẽ bị cấm nhập khẩu dần dần bắt đầu từ tháng 12 tới. Như Forbes đã thông tin, đây không phải là kết quả của sự bùng phát đột ngột chủ nghĩa hòa bình ở khu vực, mà là New Delhi đang tìm cách phát triển ngành công nghiệp vũ khí trong nước. Kể từ năm 2015, Ấn Độ đã chi cho nhập khẩu vũ khí nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới chỉ sau Ả Rập Xê-út.

Giờ đây, quân đội Ấn Độ sẽ ưu tiên sử dụng đồ bản địa cho mọi thứ, từ súng trường bắn tỉa, máy bay đến tàu chiến. Cho đến nay các kết quả vẫn còn phải bàn cãi - ví dụ như máy bay chiến đấu Tejas sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, khi căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh tiếp tục, Ấn Độ hiện đang tìm cách mở rộng lực lượng hải quân và điều này bao gồm cả việc đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên. Điều này có thể là cần thiết để New Delhi bảo vệ và kiểm soát Ấn Độ Dương một cách hợp lý - nếu không, họ có thể phải đối mặt với sự xâm lược trên đất liền cũng như từ biển.

Để chống lại sự xâm nhập vào vùng biển của mình và để thu hẹp khoảng cách với khả năng hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc, Hải quân Ấn Độ sẽ bắt đầu quá trình đấu thầu vào tháng tới cho một dự án đầy tham vọng đóng sáu tàu ngầm bản địa. Những con tàu đó sẽ được đóng ở Ấn Độ theo chương trình tàu ngầm P75I của hải quân nước này theo khuôn khổ chương trình Đối tác chiến lược của Bộ Quốc phòng (MoD), nhằm mục đích xây dựng các năng lực bản địa, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

 

Yêu cầu đề xuất (RFP) cho dự án này được coi là một trong những liên doanh “Sản xuất tại Ấn Độ” lớn nhất cho đến nay, Navy Recognition đưa tin. RFP sẽ được ban hành vào tháng 10 trong khi Bộ Quốc phòng Ấn Độ được cho là đã đưa vào danh sách hai nhà máy đóng tàu của Ấn Độ bao gồm L&T Group và Mazagaon Docks Ltd (MDL) thuộc sở hữu nhà nước, cũng như năm đối tác quốc phòng nước ngoài hỗ trợ cho dự án bao gồm ThyssenKrupp Marine của Đức, Navantia của Tây Ban Nha và Naval Group của Pháp.

Như đã lưu ý, đây không phải là dự án đóng một lớp tàu ngầm mới mà sẽ bổ sung thêm sáu tàu động cơ diesel-điện / với công nghệ khí độc lập (AIP) lớp P75I Scorpene. Những chiếc tàu ngầm nguyên bản lớp Scorpene được thiết kế bởi công ty đóng tàu hải quân Pháp DCNS hợp tác với công ty đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha.

Các tàu ngầm Đề án 75I là sự tiếp nối của các tàu ngầm lớp Kalvari thuộc Đề án 75 và việc phát triển 6 tàu này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022. Hải quân Ấn Độ có thể triển khai các tàu ngầm này trong nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm giám sát, thu thập thông tin tình báo, tác chiến chống ngầm (ASW), tác chiến chống tàu mặt nước (ASuW) và hoạt động rải mìn.

Các tàu ngầm này được trang bị sáu ống phóng ngư lôi, 18 vũ khí hạng nặng, tên lửa chống hạm MBDA SM-39 Exocet và vũ khí dẫn đường chính xác. Tất cả vũ khí được mang trong ống phóng, có thể dễ dàng nạp lại trên biển. Lớp P751 Scorpene cũng có thân tàu chịu áp lực và khả năng tàng hình vượt trội. Nó có thể mang theo 25 - 31 thành viên phi hành đoàn và 14 thợ lặn chiến đấu.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm