Quốc tế

Nga-Ấn Độ quyết định tăng tốc cho BrahMos lên gần Mach 7

Theo ông Alexandr Maksichev, đồng Giám đốc của liên doanh Nga-Ấn, phiên bản tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos sẽ được sản xuất vào năm 2028.

Krasukha-4 của Nga sẽ "trừng phạt" người Mỹ tại Syria? / Phòng không Nga bắn hạ máy bay không người lái Israel tại Syria

Chương trình phát triển tên lửa hành trình siêu thanh sẽ được chia thành từng giai đoạn.

"Giai đoạn đầu từ năm 2024-2025 sẽ chế tạo tên lửa có tốc độ Mach 4-5. Giai đoạn hai từ năm 2026-2027 chế tạo tên lửa có tốc độ Mach 6-7", ông Maksichev nói.

Nga-An quyet dinh tang toc cho BrahMos len gan Mach 7
Tên lửa siêu thanh BrahMos.

Hiện nay, các chuyên gia của BrahMos đã thử nghiệm một số thành tố và bộ phận kết hợp của tên lửa, cho phép phát triển đến tốc độ dự định.

"Với nền tảng có sẵn, việc tăng tốc độ cho tên lửa lên gần Mach 7 hoàn toàn không phải là chuyện quá khó", ông Maksichev nhấn mạnh.

Điều đặc biệt theo nguồn tin quân sự Nga, tất cả những tên lửa BrahMos có tốc độ từ Mach 4-5 trở lên đều được tăng tầm bắn gấp đôi so với hiện tại - khoảng 600km.

Việc nối tầm được áp dụng cho cả 3 phiên bản phóng từ trên bộ, trên không và trên biển. Dù cùng tham gia phát triển nhưng hiện có khoảng 65% chi tiết của BrahMos được cung cấp bởi Nga, bao gồm cả đầu dò radar và động cơ phản lực.

Hai nước từng xảy ra bất đồng về bản quyền công nghệ, trong đó cho phép Ấn Độ xuất khẩu tên lửa BrahMos mà không cần sự chấp thuận của Nga.

 

Với quyết định tăng tốc độ và nối tầm cho BrahMos, New Dehli và Moscow nhiều khả năng đã giải quyết được ổn thỏa vấn đề.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc không chỉ Ấn Độ là quốc gia thứ 2 trên thế giới sau Nga sở hữu vũ khí siêu thanh mà cơ hội có được dòng vũ khí siêu thanh này với khách hàng cũng trở nên rõ ràng hơn.

Hiện chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu BrahMos Aerospace, liên doanh sản xuất tên lửa siêu thanh BrahMos đẩy nhanh việc bán tên lửa cho 5 nước. Trong danh sách này, Việt Nam đứng ở vị trí ưu tiên số một. Tiếp theo là Indonesia, Nam Phi, Chile và Brazil.

Trong khi đó, Philippines đứng đầu danh sách thứ hai gồm 11 nước, trong đó có Malaysia, Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE).

Hãng thông tấn Reuters dẫn một văn bản của chính phủ Ấn Độ đánh giá đây là những quốc gia "đã bày tỏ sự quan tâm nhưng cần thảo luận và phân tích sâu hơn".

 

Cũng theo nguồn tin này, Chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc đề nghị cung cấp cho Việt Nam tàu chiến trang bị sẵn tên lửa BrahMos, thay vì chỉ cung cấp các tổ hợp tên lửa riêng lẻ.

"Một khinh hạm trang bị tên lửa BrahMos có thể đóng vai trò quyết định, nó có thể trở thành công cụ răn đe thực sự ở Biển Đông", nguồn tin này cho biết.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm