Quốc tế

Ảnh cực hiếm xe tăng T-62 Việt Nam dũng mãnh đột kích

DNVN - Trước khi mua T-90S/SK, T-62 từng được xem là loại xe tăng hiện đại nhất của Việt Nam, được trang bị hỏa lực – giáp bảo vệ tốt hơn hẳn so với T-54/55.

Ảnh: Điểm danh những trực thăng quân sự nhanh nhất thế giới / Cận cảnh thanh kiếm Nhật Bản sắc lẹm - vũ khí lợi hại một thời

Mới đây, trong chương trình "Hậu phương chiến sĩ: Ngày cuối tuần" phát trên sóng kênh Quốc phòng Việt Nam hôm 25/8, các hình ảnh đẹp về xe tăng T-62 huấn luyện tác chiến đã được giới thiệu. Ảnh: QPVN

Mới đây, trong chương trình "Hậu phương chiến sĩ: Ngày cuối tuần" phát trên sóng kênh Quốc phòng Việt Nam hôm 25/8, các hình ảnh đẹp về xe tăng T-62 huấn luyện tác chiến đã được giới thiệu. Ảnh: QPVN

Trong ảnh, hai xe tăng T-62 thuộc biên chế Lữ đoàn tăng thiết giáp 201. Ảnh: QPVN

Trong ảnh, hai xe tăng T-62 thuộc biên chế Lữ đoàn tăng thiết giáp 201. Ảnh: QPVN

Trước khi T-90S/SK về Việt Nam, T-62 được xem là loại xe tăng hiện đại nhất của quân đội ta, so với T-54/55 nó vượt trội về mọi mặt cả ở yếu tố hỏa lực và tính cơ động cũng như giáp bảo vệ. Ảnh: QPVN

Trước khi T-90S/SK về Việt Nam, T-62 được xem là loại xe tăng hiện đại nhất của quân đội ta, so với T-54/55 nó vượt trội về mọi mặt cả ở yếu tố hỏa lực và tính cơ động cũng như giáp bảo vệ. Ảnh: QPVN

Theo Military-Today, T-62 là bước phát triển kế tiếp từ loại xe tăng chủ lực T-55. Năm 1961, chúng chính thức được biên chế cho Quân đội Liên Xô. Ước tính 20.000 chiếc đã được chế tạo liên tục tới tận năm 1978, một phần nhỏ trong số đó đã được cung cấp cho Việt Nam những năm 1980. Ảnh: QPVN

Theo Military-Today, T-62 là bước phát triển kế tiếp từ loại xe tăng chủ lực T-55. Năm 1961, chúng chính thức được biên chế cho Quân đội Liên Xô. Ước tính 20.000 chiếc đã được chế tạo liên tục tới tận năm 1978, một phần nhỏ trong số đó đã được cung cấp cho Việt Nam những năm 1980. Ảnh: QPVN

T-62 được đánh giá là có thiết kế tương tự dòng tăng T-55, nhưng cải tiến thêm về hỏa lực, hệ thống giáp bảo vệ. Xe tăng có trọng lượng 41-42 tấn, dài 9,3m, rộng 3,6m và cao 3m. Ảnh: QPVN

T-62 được đánh giá là có thiết kế tương tự dòng tăng T-55, nhưng cải tiến thêm về hỏa lực, hệ thống giáp bảo vệ. Xe tăng có trọng lượng 41-42 tấn, dài 9,3m, rộng 3,6m và cao 3m. Ảnh: QPVN

Xe trang bị động cơ diesel V-55V công suất 580hp tương đương với loại của T-55, tốc độ tối đa đạt được 50km/h, dự trữ hành trình 450km, có khả năng lội nước sâu 5m. Ảnh: QPVN

Xe trang bị động cơ diesel V-55V công suất 580hp tương đương với loại của T-55, tốc độ tối đa đạt được 50km/h, dự trữ hành trình 450km, có khả năng lội nước sâu 5m. Ảnh: QPVN

 

 Giáp trụ của T-62 được đánh giá khá tốt có bề dày 214mm mặt trước tháp pháo, 153mm sườn tháp pháo, 97mm đuôi tháp và 40mm ở đỉnh tháp; 102mm nghiêng 60 độ (tương đương 204mm thép đặt thẳng đứng) trước thân xe, 79mm sườn xe, 46mm đuôi xe, 20mm gầm xe và 31mm nóc xe. So với T-54/55, giáp trước của xe dày hơn 5%, trong khi trọng lượng xe chỉ nặng hơn một chút. Ảnh: QPVN

Giáp trụ của T-62 được đánh giá khá tốt có bề dày 214mm mặt trước tháp pháo, 153mm sườn tháp pháo, 97mm đuôi tháp và 40mm ở đỉnh tháp; 102mm nghiêng 60 độ (tương đương 204mm thép đặt thẳng đứng) trước thân xe, 79mm sườn xe, 46mm đuôi xe, 20mm gầm xe và 31mm nóc xe. So với T-54/55, giáp trước của xe dày hơn 5%, trong khi trọng lượng xe chỉ nặng hơn một chút. Ảnh: QPVN

Theo Wikipedia, xét lý thuyết, giáp trước T-62 vượt trội M60 Patton của Mỹ, nhưng kém hơn các phiên bản cải tiến sau đó. Giáp trước T-62 được đánh giá có khả năng chịu phát pháo 105mm của Tây Âu bắn cách 1.500m. Ảnh: QPVN

Theo Wikipedia, xét lý thuyết, giáp trước T-62 vượt trội M60 Patton của Mỹ, nhưng kém hơn các phiên bản cải tiến sau đó. Giáp trước T-62 được đánh giá có khả năng chịu phát pháo 105mm của Tây Âu bắn cách 1.500m. Ảnh: QPVN

Về hỏa lực, T-62 trang bị khẩu pháo nòng trơn 115mm 2A20 Rapira có khả năng bắn đạn động năng xuyên giáp có cánh định hướng (APFSDS) với tầm bắn hiệu quả 1,6km. Đây được xem là khẩu pháo mang tính cách mạng trên xe tăng Liên Xô trước khi pháo tiêu chuẩn hiện đại 125mm D81 ra đời. Cơ số đạn dự trữ là 40 viên, tốc độ nạp đạn khoảng 4-8 phát/phút tùy sức khỏe của pháo thủ. Ảnh: QPVN

Về hỏa lực, T-62 trang bị khẩu pháo nòng trơn 115mm 2A20 Rapira có khả năng bắn đạn động năng xuyên giáp có cánh định hướng (APFSDS) với tầm bắn hiệu quả 1,6km. Đây được xem là khẩu pháo mang tính cách mạng trên xe tăng Liên Xô trước khi pháo tiêu chuẩn hiện đại 125mm D81 ra đời. Cơ số đạn dự trữ là 40 viên, tốc độ nạp đạn khoảng 4-8 phát/phút tùy sức khỏe của pháo thủ. Ảnh: QPVN

 T-62 sở hữu tháp pháo nhỏ và thấp nên góc hạ nòng hơi kém, nhưng bù lại giảm đáng kể xác suất trúng đạn khi tác chiến vận động. Ngoài pháo chính, T-62 còn một khẩu đại liên 7,62mm PKT đồng trục và DShK 12,7mm trên nóc xe để phòng không. Ảnh: QPVN

T-62 sở hữu tháp pháo nhỏ và thấp nên góc hạ nòng hơi kém, nhưng bù lại giảm đáng kể xác suất trúng đạn khi tác chiến vận động. Ngoài pháo chính, T-62 còn một khẩu đại liên 7,62mm PKT đồng trục và DShK 12,7mm trên nóc xe để phòng không. Ảnh: QPVN


Thanh Nga (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm