Quốc tế

‘Anh hùng bàn phím’ đẩy Ấn Độ và Pakistan vào vòng nguy hiểm như thế nào?

Sau sự việc 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một vụ tấn công liều chết xảy ra đầu tháng 2 ở khu vực tranh chấp Kashmir, một hình họa châm biếm ngay lập tức được chia sẻ chóng mặt trong cộng đồng mạng nước này.

Mỹ rất nóng lòng trở bàn đàm phán với Triều Tiên / Những phụ nữ quyền lực tháp tùng Chủ tịch Triều Tiên tới Việt Nam là ai?

s

Người Pakistan ủng hộ đảng Dân chủ Pasban ăn mừng sự kiện Không quân Pakistan bắn rơi máy bay Ấn Độ tại Karachi ngày 27/9. Ảnh: CNN

Bức vẽ có nội dung một người lính Ấn Độ được trang bị vũ khí đang quay lưng với một nhóm dân thường chăm chú xem điện thoại và cười đùa. Dường như nhóm người dân thường này đang ép người lính kia phải ra trận.

Đây chỉ là một ví dụ điển hình châm biếm sức mạnh của mạng xã hội đối với những căng thẳng đang diễn ra giữa hai quốc gia láng giềng: những lời kêu gọi máu phải trả bằng máu, tấn công trả đũa lẫn nhau. Sức ép còn tăng lên khi chỉ còn vài tháng nữa diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ, cư dân mạng của cả hai nước đều ra sức viết ra những lời bình đầy thù hằn trên Twitter, Facebook…

Ngày 14/2, một vụ tấn công liều chết bằng bom đã sát hại 40 binh sĩ bán quân sự đang làm nhiệm vụ tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Truyền thông địa phương đưa tin nhóm phiến quân Jaish-e-Mohammed tại Pakistan tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công trong một tuyên bố video đăng trực tuyến. Ấn Độ cũng cáo buộc chính phủ Pakistan trực tiếp “nhúng tay” vào vụ tấn công – một lời cáo buộc mà Pakistan liên tục bác bỏ.

Hai tuần sau, Ấn Độ triển khai các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu được cho là “cơ sở hạ tầng của nhóm khủng bố” trong lãnh thổ Pakistan.

 

Chỉ vài giờ sau cuộc không kích rạng sáng, khi người Ấn Độ thức giấc, họ bắt gặp ngay một làn sóng cổ vũ tấn công tràn ngập trên mạng xã hội. Từ các ngôi sao Bollywood, các nhà chính trị cho đến truyền thông báo chí, tất cả mọi người đều ca ngợi cuộc tấn công.

“Gây sự với những người tốt nhất, thì chỉ có nước chết như những kẻ còn lại”, nam diễn viên Ajay Devgn đăng tweet. “Không thể yên lặng hơn được nữa”, nam diễn viên Akshay Kumar bày tỏ sự ủng hộ. Trong khi đó, chính trị gia Paresh Rawal đăng tweet cảm ơn Thủ tướng Narendra Modi vì một “buổi sáng thực sự tốt lành”.

Một loạt hastag chia sẻ với nội dung cổ vũ chiến tranh như #IndiaStrikesBack (Ấn Độ tấn công lại), #TerroristanPakistan (Khủng bố Pakistan) #IndiasRevenge (Ấn Độ trả thù)… được chia sẻ lan rộng trên mạng xã hội Twitter.

Một số ít người tham gia chiến dịch #SayNoToWar (Nói không với chiến tranh) kêu gọi các bên bình tĩnh nhanh chóng bị hàng ngàn bình luận khiêu khích nhấn chìm. Một phụ nữ trẻ tại thành phố Howrah trở thành góa phụ vì mất chồng trong sự kiện 14/2 cho biết cô bị tấn công trên mạng xã hội sau khi chia sẻ với tờ Times of India rằng “chiến tranh không giải quyết được mọi vấn đề”.

Những thông tin sai lệch, video lấy từ trò chơi máy tính giả mạo mô tả cuộc tấn công của Ấn Độ nhằm vào Pakistanđược chia sẻ hàng loạt trong các nhóm kín trên Facebook.

 

Bước sang ngày 27/2, cả lời nói lẫn hành động đáp trả từ phía hai nước láng giềng đều leo thang, đặc biệt là khi Pakistan tuyên bố họ đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu Ấn Độ và bắt giữ một phi công.

Trong khi cộng đồng mạng Ấn Độ chế giễu tin tức này là sai lệch với dòng hastag #PakFakeClaim (Tuyên bố giả mạo của Pakistan), thì chính phủ Ấn Độ buộc phải lên tiếng xác nhận phi công Abhinandan Varthaman đang bị giam giữ.

Ngay lập tức, cộng đồng mạng bên Pakistan bày tỏ sự hả hê trước màn nhầm lẫn của người Ấn Độ. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Pakistan đã nhanh chóng tung ra một loạt hashtag như #PakistanStrikesBack (Pakistan trả đũa), #PakistanZindabad và #PakistanAirForceOurPride (Không quân Pakistan Niềm tự hào của chúng tôi) lên các bài viết trên mạng.

Tương tự như những “anh hùng bàn phím” Ấn Độ chia sẻ các thông tin chưa xác định và hình ảnh giả mạo, cư dân mạng Pakistan cũng thi nhau chia sẻ video về một phi công khác bị thương trong triển lãm Hàng không Ấn Độ tuần trước, với tuyên bố anh ta chính là phi công vừa bị bắt giữ.

Cố Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt từng có một câu nói nổi tiếng: "Chiến tranh là trường hợp, tại đó những thanh niên trẻ thiệt mạng trong khi những người già lại chỉ nói chuyện”. Sự kiện lần này giữa Pakistan và Ấn Độ cũng có thể được miêu tả giống câu nói trên, tuy nhiên, ở đây, “những người già” lại là các “anh hùng bàn phím”.

 

Với 1/5 dân số thế giới là người Ấn Độ và Pakistan, từ những gì đang diễn ra trên các mạng truyền thông xã hội, dư luận thế giới tỏ ra hết sức lo ngại khi thấy một lượng lớn người dân hai nước đều mong muốn hai cường quốc hạt nhân khởi động một cuộc chiến khó có thể ngăn cản trong tương lai.

Theo TTXVN
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm