Quốc tế

Mỹ rất nóng lòng trở bàn đàm phán với Triều Tiên

DNVN- Ngay sau khi Triều Tiên tổ chức họp báo, quan chức Nhà Trắng đã thông tin để dư luận hiểu rõ hơn, đó là Triều Tiên đã đề nghị "Dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế và đời sống nhân dân, nhưng không bao gồm các trừng phạt liên quan đến vũ khí."

Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai: Một bước tiến nhỏ cũng đã là thành công / Tổng thống Mỹ Donald Trump: Họp báo sớm so với kế hoạch và về nước ngay

Và hai nhà lãnh đạo sẽ gặp gỡ?

Dư luận chờ đợi và hy vọng hai nhà lãnh đạo Mỹ- Triều sẽ lại gặp gỡ

Dư luận chờ đợi và hy vọng hai nhà lãnh đạo Mỹ- Triều sẽ lại gặp gỡ (Ảnh:TTX)

Tối 28/2 theo giờ Mỹ (tức sáng 1/3 giờ Hà Nội), một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết tại Hội nghị thượng đình Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội,phía Triều Tiên đã đề nghị dỡ bỏ "toàn bộ các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế và đời sống nhân dân, nhưng không bao gồm các trừng phạt liên quan đến vũ khí."

Theo quan chức trên, phía Triều Tiên cũng đề xuất đóng cửa "một phần" tổ hợp hạt nhân Yongbyun.

Theo quan chức này, trong đề xuất của Triều Tiên không có khái niệm về phi hạt nhân hóa.

Trước đó, tại cuộc họp báo tổ chức tại Khách sạn Melia (Hà Nội), Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ro Yong Ho cho biết, Triều Tiên đã đưa ra đề xuất "mang tính thực chất," đó là dừng vô thời hạn các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa, đổi lại Bình Nhưỡng muốn 5 nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc được dỡ bỏ, đặc biệt là những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân Triều Tiên.

Ông Ri Yong Ho nhấn mạnh: Bình Nhưỡng mong muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ "một phần" chứ không phải toàn bộ. Và nếu Mỹ có đề nghị tái đàm phán trong tương lai thì đề xuất này cũng không thay đổi.

 

Tuy nhiên, ngay sau Hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội, lãnh đạo cả hai nước Mỹ- Triều đều đưa ra thông tin là sẽ có những cuộc gặp gỡ tiếp theo.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết: Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump đã nhất trí tiếp tục các cuộc thảo luận "xây dựng" về vấn đề phi hạt nhân hóa và quan hệ Triều- Mỹ có thể cải thiện vững chắc, nếu hai bên phối hợp với nhau bằng trí tuệ và sự kiên nhẫn, mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại không thể tránh khỏi trước mắt.

Ngày 1/3, phát biểu trong cuộc họp báo ở Manila trong chặng dừng chân ngắn tại Philippines sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần hai, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ đang rất "nóng lòng trở lại bàn đàm phán" để tiếp tục đối thoại với Triều Tiên về những khúc mắc sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội.

Ông Pompeo cũng cho biết Triều Tiên "về cơ bản đề nghị dỡ bỏ mọi trừng phạt," song không làm rõ đề xuất dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon ở mức nào. Và Bình Nhưỡng đã rất cởi mở liên quan kế hoạch sẵn sàng triển khai ởYongbyon, song "vẫn chưa đủ rõ ràng về quy mô đề xuất thực hiện.

Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra đề xuất về việc dừng vô thời hạn các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa, đổi lại Tổng thống MỹDonald Trumpcam kết không gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.

 

Đây được đánh giá là kết quả tích cực của hội nghị, giúp duy trì không khí hòa hoãn trên Bán đảo Triều Tiên cũng như trong khu vực.

Tuy nhiên, hai bên không đạt được thỏa thuận tại hội nghị trên vì còn bất đồng về các lệnh trừng phạt và các biện pháp tương ứng.

Lệnh trừng phạt chính của Liệp hợp quốc áp đặt với Triều Tiên

Năm 2016, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 1718, nhằm phản ứng với hành động của Bình Nhưỡng.

Và áp đặt một số biện pháp đối với Triều Tiên. Từ đó cho đến nay, Hội đồng Bảo an đã thông qua một số nghị quyết nhằm tăng cường trừng phạt Triều Tiên sau những vụ thử tiếp theo.

 

Hãng tin AFP dẫn nguồn LHQ cho biết các lệnh trừng phạt liên quan4 lĩnh vực chính là thương mại, vũ khí, vận chuyển hàng hải, ngoại giao và tài chính:

Các lệnh cấm vận thương mại bao gồm cấm xuất khẩu than, sắt và quặng sắt (trừ các mặt hàng phục vụ cho sinh kế của người dân); cấm xuất khẩu kim loại quí; cấm nhập khẩu nhiên liệu hàng không và tên lửa (trừ sản phẩm phục vụ các chuyến bay thương mại).

Các lệnh cấm vận vũ khí gồm cấm bán cho Triều Tiên các vật liệu có thể được sử dụng cho mục đích quân sự (vũ khí, phương tiện...); cấm hợp tác trong các vấn đề an ninh và quân sự.

Các chế tài liên quan hàng hảigồm thanh tra một cách có hệ thống toàn bộ kiện hàng đến và rời đi từ Triều Tiên; cấm cập cảng tất cả các tàu thuyền nghi chở hàng lậu từ Triều Tiên.

Các biện pháp trừng phạt ngoại giao cho phép các quốc gia trục xuất các quan chức ngoại giao Triều Tiên hoặc người quốc tịch nước ngoài tham gia vào các thỏa thuận bất hợp pháp có lợi cho Bình Nhưỡng

 

Cùng với những chế tài trên là các lệnh cấm bán hàng hóa xa xỉ, mở rộng đóng băng tài sản của Chính phủ Triều Tiên, đảng cầm quyền và tài sản ngân hàng ở nước ngoài.

Tháng 9/2017, HĐBA LHQ thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên sau khi quốc gia này thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6 diễn ra ngày 3/9 cùng năm, trong đó có các biện pháp cấm cung cấp, bán hoặc vận chuyển tất cả các loại khí ngưng tụ, khí đốt hóa lỏng cho Triều Tiên; cấm xuất khẩu hàng dệt may Triều Tiên (vải và hàng thêu trang trí); cấm cácnước cấp mới giấy phép lao động cho công dân Triều Tiên sinh sống ở nước ngoài.

Những biện pháp trên được cho là tác động không nhỏ tới nền kinh tế và đời sống của người dân Triều Tiên. Với mong muốn cộng đồng quốc tế dỡ bỏ những lệnh cấm vận và tạo cơ hội phát triển cho Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong những năm gần đây đã bắt đầu các nỗ lực đàm phán phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên thông qua các kênh ngoại giao với các đồng minh như Trung Quốc hay với những cựu thù như Hàn Quốc và Mỹ.

 

Việt Hoài (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm