Vì sao Triều Tiên họp báo về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều vào lúc 0 giờ ngày 28/2?
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên: Công bố kết quả hội nghị vào lúc 15 giờ 50 phút ngày 28/2 / Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai: Một bước tiến nhỏ cũng đã là thành công
Dỡ bỏ nhà máy hạt nhân để đổi lấy dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt
Tổng thống Mỹ họp báo ngay sau khi gặp gỡ của hai nhà lãnh đạo Mỹ- Triều kết thúc là để người Triều Tiên biết sớm nhất thông tin về kết quả Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều.
Triều Tiên họp báo sau cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ những gần 10 giờ và cũng là để người Mỹ có được những gì mà Tổng thống Mỹ "chưa nói hết" ở cuộc họp báo.
Điều đó cho thấy, cả hai nhà lãnh đạo Mỹ- Triều đều có những "tính toán" của mình.
Tại cuộc họp báo, Ngoại trưởngTriều Tiên Ri Yong-ho cho biết, cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump, Triều Tiên đã đề nghị dừng vô thời hạn các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Và đưa ra đề xuất thực tế trong cuộc gặp thượng đỉnh vừa diễn ra giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Triều Tiên tổ chức họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều (Ảnh:TTX)
ÔngRi Yong-ho khẳng định: Bình Nhưỡng muốn 5 nghị quyết trừng phạt của LHQ được dỡ bỏ, đặc biệt là những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân Triều Tiên. Bình Nhưỡng mong muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ một phần chứ không phải toàn bộ.
Và bày tỏ quan điểm: Triều Tiên sẽ không thay đổi lập trường ngay cả khi Mỹ mong muốn thúc đẩy đối thoại. Nhà ngoại giao này cũng tiết lộ Mỹ mong muốn Triều Tiên có "thêm một bước đi" ngoài việc dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội chiều 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, mặc dù ông và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có một cuộc đối thoại tốt đẹp và mang tính xây dựng, nhưng hai ông không thể đi đến một thỏa thuận nào do những bất đồng về vấn đề gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ nói tại cuộc họp báo rằng: Chúng tôi chưa sẵn sàng để dỡ bỏ biện pháp trừng phạt để đổi lấy phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Kết quả Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều không đạt được thỏa thuận nào, nhất là về vấn đề hạt nhân mà cả hai chưa tìm được tiếng nói đồng thuận, không nằm ngoài "tiên lượng" của các nhà ngoại giao.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết tuy chưa nhận được thông tin về nội dung trao đổi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong -un trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội, nhưng ông luôn hy vọng mọi người nhận ra rằng vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã kéo dài nhiều năm qua. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề này không thể diễn ra trong "một đêm."
Ông Lục Khảng lưu ý đây không phải là một tiến trình dễ dàng và vì thế nên vấn đề mới kéo dài cho tới ngày hôm nay.
Có hay không cuộc đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ- Triều? Tổng thống Trum thì "lấp lửng" rằng: Có thể diễn ra sớm, cũng có thể muộn.Tôi không có hứa với ông Kim là sẽ tổ chức cuộc thượng đỉnh tiếp theo.
Trong khi đó Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết: Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump đã nhất trí tiếp tục các cuộc thảo luận "xây dựng" về vấn đề phi hạt nhân hóa và quan hệ Triều- Mỹ có thể cải thiện vững chắc, nếu hai bên phối hợp với nhau bằng trí tuệ và sự kiên nhẫn, mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại không thể tránh khỏi trước mắt."
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho nói rằng Triều Tiên đã đề xuất dỡ bỏ nhà máy hạt nhân để đổi lấy việc được dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt, song phía Mỹ đã không sẵn sàng chấp nhận. Ông khẳng định: Đây là một "đề xuất thực tế" và nếu Mỹ có đề nghị tái đàm phán trong tương lai thì đề xuất này cũng không thay đổi.
Không ra tuyên bố chung là thủ thuật thương thuyết
Hai nhà lãnh đạo chưa đạt được thỏa thuận là điều được giới quan sát tiên đoán (Ảnh:TTX)
Đó là góc nhìn quan sát của ông Phạm Hồng Tiến, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam:
Thực ra, đây là một trong những kịch bản mà giới quan sát Việt Nam và quốc tế đã tính đến trước khi hội nghị này diễn ra.
Tuy nhiên, với không khí thân thiện mà Mỹ và Tiều Tiên đã thể hiện với truyền thông, nhất là những phát ngôn thiện chí của lãnh đạo cấp cao của hai phía trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về quyết tâm đạt một giải pháp mang tính khả thi cho tiến trình phi hạt nhân hóa và tái lập hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, thì việc không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào thật sự đã gây bất ngờ cho đại bộ phận giới quan sát quốc tế.
Ông Tiến bày tỏ: Đây là điều có thể hiểu được bởi sự phức tạp của vấn đề giải giới vũ khí hạt nhân của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên có liên quan đến nhiều bên, có tính lịch sử qua nhiều đời lãnh đạo, có tính chiến lược đối với sự tồn vong của quốc gia sở hữu và lợi ích an ninh của những bên có ảnh hưởng và chịu tác động khác…
Sự phức tạp với nhiều nút thắt đó không thể giải quyết ngay được bằng một hai cuộc gặp cấp cao song phương.
Bản thân lãnh đạo Mỹ cũng đã bộc bạch trong cuộc họp báo đầu giờ chiều nay rằng, cuộc gặp lần hai tại Hà Nội lần này đã giúp hai bên hiểu rõ hơn về mối quan tâm của nhau so với lần gặp đầu cách đây hơn 8 tháng tại Singapore, nhưng một thỏa thuận hay một tuyên bố chung là điều chưa thể khi vẫn còn khoảng cách trong cách tiếp cận của Triều Tiên và Mỹ.
Tuy nhiên, bầu không khí cởi mở, thiện chí mà Mỹ và Triều Tiên tạo dựng được trong hòa đàm lần này, sẽ là tiền đề cho những cuộc tiếp xúc kế tiếp.
Hơn nữa, đây cũng là một thủ thuật thương thuyết khi cả hai bên đều cố gắng tối đa hóa yêu sách của mình, để thăm dò quyết tâm của nhau trước khi có những nhượng bộ mang tính đột phá để giải quyết vấn đề.
Tập đoàn truyền thông ABC của Australia đã đăng bài viết cho rằng kỳ vọng về cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donadl Trumpvà Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un chưa bao giờ là quá cao.
Trang thông tin của ABC nhận định nguyên nhân khiến Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triềulần hai không đạt được thỏa thuận nào một phần do Tổng thống Trump đã thể hiện vai trò là người dẫn dắt cuộc họp, trong khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lại muốn cuộc họp diễn ra theo hướng cân bằng.
Nóng: Phi hạt nhân hóa
Trong cuộc họp báo chiều ngày 28/2, ôngYoshihide Suga- Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản khẳng định: Chính phủ Nhật Bản tiếp tục phối hợp với Mỹ trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề phi hạt nhân hóa,vấn đề tên lửa đạn đạo và vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc
ÔngYoshihide Suganhấn mạnh: Nhật Bản tiếp tục duy trì quan hệ mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ.
Ngay sau khi cuộc đàm phán của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều không đạt được thỏa thuận nào, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Kil-song đã đến Trung Quốc. Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc-Vương Nghị đã tiếp ông Ri Kil-song tại Bắc Kinh.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Kil-song và Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc-Vương Nghị (Ảnh:TTX)
Tại buổi tiếp, Ngoại trưởng Vương Nghị đã hoan nghênh Thứ trưởng Ri Kil-song thăm Trung Quốc, để lên kế hoạch chuẩn bị cho các sự kiện nhân dịp kỷ niệm 70 năm hai nước thành lập quan hệ ngoại giao.Ông Vương Nghị cho biết cộng đồng quốc tế đã theo dõi chặt chẽ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triềuvừa diễn ra tại Việt Nam.
Ngoại trưởng Trung Quốc nhấn mạnh: Những khó khăn là không thể tránh khỏi, khi mà dối thoại Mỹ- Triều đã đụng chạm tới nhiều vấn đề sâu sắc.Theo ông Vương Nghị, việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Bán đảo Triều Tiên thông qua đối thoại được coi là phương hướng chủ đạo.
Về phần mình, Thứ trưởng Ri Kil-song khẳng định Triều Tiên sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để phát triển quan hệ song phương trong thời đại mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này