Anh ra mắt xe tăng Challenger II nâng cấp cực mạnh được thiết kế để "đặc trị" T-14 Armata
Tại triển lãm quốc phòng và an ninh quốc tế DSEI 2019 tổ chức tại London, nước chủ nhà Anh đã cho ra mắt phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger II với nâng cấp rất đáng chú ý.
Những ý tưởng xe tăng độc đáo của Liên Xô chưa từng được sản xuất / Tên lửa "bổ nhào" Brimstone chưa đủ mạnh để diệt xe tăng Armata
Điển hình là việc Mỹ đang tiến hành hiện đại hóa và triển khai hàng loạt xe tăng M1A2 SEPv3 Abrams tại châu Âu, Pháp cũng đang nâng cấp chiếc Leclerc với pháo 140 mm hay Đức đẩy mạnh sản xuất Leopard 2A7+
Trước tình hình trên, Bộ Quốc phòng Anh cũng không thể đứng ngoài cuộc, điều này dẫn đến việc họ đã quyết định cho ra đời phiên bản xe tăng Challenger II LEP nâng cấp với biệt danh Black Night
Dự án được tiến hành bởi BAE Systems như một phần của chương trình kéo dài vòng đời của chiếc MBT này, công ty quốc phòng nổi tiếng của Đức Rheinmetall cũng tham gia quá trình hiện đại hóa
Tại triển lãm quốc phòng và an ninh quốc tế DSEI 2019 diễn ra tại London từ ngày 10 đến 13/9, chiếc chiến xa đặc biệt này đã lần đầu tiên được mang đi giới thiệu công khai
Theo nhiều chuyên gia quân sự, mặc dù là một cỗ chiến xa tốt nhưng điểm yếu lớn nhất của xe tăng Challenger II nằm ở khẩu pháo nòng xoắn L30E4 cỡ 120 mm đã lỗi thời
Pháo chính của xe tăng Challenger II không có khả năng sử dụng các loại đạn hiện đại, cho nên cần thiết phải thay thế nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chiến tranh tương lai.
Để khắc phục nhược điểm, công ty Rheinmetall đề xuất phương án trang bị cho xe tăng Challenger II pháo nòng trơn Rh-120 L55A1 của Đức có cùng cỡ nòng 120 mm.
Khẩu pháo Rh-120 cũng được sử dụng trên biến thể xe tăng Leopard 2A7+ mới nhất. Ưu điểm của nó là cung cấp áp lực trong nòng cực cao, khiến đường đạn căng, tầm xa và độ chính xác đều vượt trội.
Bên cạnh đó, nhờ tích hợp khẩu pháo mới mà xe tăng Challenger II còn có thể sử dụng các loại đạn đặc chủng công nghệ cao với đầu nổ đa dạng, được lắp ngòi điện tử định tầm, mang lại sức mạnh hỏa lực cao gấp nhiều lần.
Một tháp pháo mới cũng được Rheinmetall phát triển nhằm tối ưu hóa cho khung thân của xe tăng, để giảm trọng lượng thì các vật liệu tiên tiến nhất đã được sử dụng
Điều này mang lại ưu điểm là có thể cài đặt các hệ thống bổ sung như tổ hợp bảo vệ chủ động (APS), mà không làm tăng khối lượng tổng thể hoặc giảm mức độ bảo vệ bên trong
Pháo nòng trơn Rh-120 L55A1 của Đức sử dụng liều phóng liền, trong khi khẩu L30E4 lại bắn đạn liều rời. Đạn dược được lưu trữ trong khoang riêng biệt phía sau với các tấm ngăn cách giữa khoang điều khiển, cơ số đạn trong xe lên tới 50 viên
Dự kiến sắp tới Bộ Quốc phòng Anh sẽ chế tạo hàng loạt phiên bản Challenger II LEP này để sẵn sàng trước tình huống phải đối đầu với T-90M Proryv-3 hoặc T-14 Armata của Nga
Theo Bạch Dương/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Hiện nay nhằm đối phó việc Nga sản xuất hàng loạt xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-90M Proryv-3 và T-14 Armata thì các quốc gia NATO đã liên tục cho ra mắt các biến thể MBT nâng cấp của mình